Saturday, September 27, 2008

Bệnh án của Lê Ngoạ Triều

. Có phải Lê Long Đĩnh là một vị vua của tàn ác và dâm đãûng ?
. Tại sao người ta gọi ông là Ngọa Triều Hoàng Đế ?
. Long Đĩnh có mắc bệnh tâm thần và bệnh trĩ ?

Đại Việt Sử Lược là bộ sách viết về sử xưa nhất của nước ta , được lưu giữ trong " Tứ Khố Toàn Thư " của triều Mãn Thanh Trung Quốc , nó có trước bộ Đại Viêt Sử Ký của Lê Văn Hưu , trang 107 chép về cái chết của Ngọa triều Hoàng Đế như sau :

" Mùa đông tháng 10 ngày Tân Hợi năm Mậu Thân (1008), vua qua đời tại phòng ngủ trong điện, Hiệu là Ngọa Triều , vì vua có bệnh trĩ phải nằm để thị triều "
Đại Việt Sử Ký Tòan Thư , Bản kỷ , Quyễn I , trang 235 chép :
Ngoạ Triều Hoàng Đế tên húy là Long Đĩnh , lại có tên là Chí Trung, con thứ năm của Đại Hành ở ngôi 4 năm , thọ 24 tuổi , băng ở tẩm điện. Vua làm việc càn dỡ giết vua cướp ngôi ,thích dâm đãng tàn bạo��"
Hay ở trang 236 viết "Vua tính hiếu sát , phàm người bị hành hình , hoặc sai lấy cỏ gianh quân vào ngừơi mà đốt, đề cho lửa cháy gần hết, hoặc sai kép hát ngừơi nước Tống là Liêu Thủ Tâm lấy dao ngắn dao cùn xèo từng mảnh, để cho không được chết chóng. Ngừơi ấy đau đớn kêu gào thì Thủ Tâm nói đùa rằng: "Nó không quen chịu chết" Vua cả cừơi . Đi đánh dẹp bắt đựơc tù binh thì đến bờ sông, khi nứơc triều rút, sai ngừơi làm lao dứơi nứoc , dồn cả vào trong ấy, đến khi nứớc triều lên, ngập nứơc mà chết; hoặc bắt trèo lên ngọn cây cao rồi chặt gốc cho cây đổ, ngừơi rơi xuống chết Vua thân đến xem , lấy làm vui .Có lầnVua đi đến sông Ninh, sông ấy nhiều rắn, vua sai trói người vào mạng thuyền,đi lại giữa giòng muốn cho rắn cắn chết. Phàm bò lợn muốn làm thịt thì tự tay vua cầm dao chọc tiết trước , rồi mới đưa vào nhà bếp sau . Có lần vua róc mía trên đầu sư Quách Ngang , giả vờ lỡ tay làm đầu sư chảy máu rồi cả cười. Hoặc nhân yến tiệc , giết mèo cho các vương ăn, ăn xong, lấy đầu mèo dâng lên cho xem, các vương đều sợ, vua lấy làm thích. Mỗi khi ra chầu, tất sai bọn khôi hài hầu hai bên; Vua có nói câu gì thì bọn ấy nhao nhao pha trò cười để cho loạn lời tâu việc của quan chấp chính. Lại lấy thạch sùng làm gỏi, bắt bọn khôi hài tranh nhau ăn ."
Chuyện tranh giành ngôi báu , anh em giết nhau để không phải là việc hiếm thấy , cũng như Đinh Liễn giết Hạng Lang năm 979 hay Nghi Dân giết Bang Cơ năm 1459.
Cái tội của Khai Minh Vương rõ ràng nhưng "Vua làm việc càn dỡ giết vua cướp ngôi , thích dâm đãng tàn bạo " liệu có thật như thế không hay là đây là chuyện dời sau thêm vào , ngay cái danh hiệu là Ngọa Triều cũng còn nghi ngờ. Có phải Long Đĩnh tự mình đặt cho mình cái thụy quái gở này hay là đơì sau gán cho ông ta.
Ngô sĩ Liên cho rằng " Ngoạ Triều không những thích giết ngừơi . mà còn oán vua cha.."


Chỉ có những người mắc bệnh tâm thần , với một đầu óc bệnh hoạn mới tưởng tượng ra các trò chơi giết người phong phú như đoạn văn trên mô tả những hành vi độc ác mất hết tính người

LONG ĐĨNH CÓ DẤU HIỆU BỆNH TÂM THẦN VÀ MẮC BỆNH TRĨ KHÔNG ?

Một bệnh án và chẩn đoán phân biệt được mô phỏng theo các tài liệu lịch sử đáng tin cậy có thể được biện luận như sau :

Về phương diện tâm thần xét hành vi của Long Đĩnh trong vai trò lảnh đạo đất nước hoàn toàn đối nghịch với một số hành vi tàn bạo hung ác như trích dẫn sau đây làm thí dụ như :

Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục , Chính biên , quyễn 1 trang 274 chép: " Đinh Mùi (1007 ) Mùa xuân Long Đĩnh sai em là Minh Xưởng và Chưởng thư ký là Hoàng Thành Nhã đem con tê trắng sang biếu nhà Tống , dâng biểu xin cửu kinh và kinh sách Đại Tạng "

Đại Việt Sử Ký Tòan Thư trang 235 chép " Nhà vua đi Ái Châu , đến sông Vũ Lung . Tục truyền : người lội qua sông này phần nhiều bị hại , nhân thể vua sai ngươì bơi lội qua lại đến ba lần , không hề gì , xuống chiếu đóng thuyền để ở (các bến sông ) Vũ Lung , Bạt Cừ , Động Lung bốn chổ để chở người qua lại "

Trong Đại Việt Sử Lược trang 107 chép " Năm Định Vị ( Mùi) tức năm 1007 Vua sửa định lại quan chế văn võ theo nhà Tống"

Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục, trang 274 chép : " Vuaxin với nhà Tống cho ta sang "hồ thị" ở Ung Châu, mua bán đổi chác với người Tông , nhưng vua Tống không nghe , chỉ cho mua bán đổi chác ở Liêm Châu và Trấn Như Hồng thôi " ( Ung Châu thuộc Tỉnh Quảng Tây nằm sâu trong nội địa Trung Quốc )

Hoặc Trong Đại Việt Sử Ký Tiền Biên của Ngô Thì Sỉ , Bản kỷ , Quyển I , trang 39a chép: "Khai Minh Vương sai dân Ái Châu đào kênh , đắp đường từ cửa Vân Long qua Đỉnh Sơn đến sông Vũ Lũng.."

Long Đĩnh trong 4 năm cầm quyền cho đến trước khi chết , ông vua trẻ này đã 5 lần tự tay cầm quân đánh giặc.

Lần thứ nhất ( năm 1005) dẹp tan bạo loạn giữa các anh em thu phục mọi người ĐVSKTT trang 233 chép "�Từ đấy về sau các Vương và giặc cướp đều hàng phục ".

Lần thứ hai ( 1005 ) Khi quan quân đang đánh nhau với ngưới ở trại Phù Lan chợt thấy trạm báo tin là giặc Cử Long vào cướp đã đến cửa biễn Thần Đầu ( Ninh Bình ) Vua về đến sông Tham , đi sang Ái Châu để đánh giặc Cử Long.

Lần thứ ba ( 1008 ) Đánh người Man ở hai châu Đô Lương và Vị Long.

Lần thứ tư ( 1008) Đánh giặc ở Hoan châu và châu Thiên Liêu.

Lần thứ năm (1009) Tháng 7 vua đi đánh giặc ở các châu Hoan Đường và Thạch Hà.

Và đến tháng 10 ngày Tân Hợi năm Kỷ Dậu (1009) , vua qua đời tại phòng ngủ trong điện.

Một cái chết mà Ngô Thì Sỉ đã nêu ra một nghi vấn , ông cho rằng Long Đĩnh bị thanh toán trong Đại Việt Sử Ký Tiền Biên, trang 185, ông viết như sau :" Lý Thái tổ rất căm phẫm trước tội ác giết anh cướp ngôi của Khai minh Vương , nhân lúc Khai Minh Vương bệnh tật , sai người vào đầu độc giết đi rồi dấu kín việc đó , nên sử không được chép "

Qua những hành vi nêu trên thật khó tưởng tượng và xác định Long Đĩnh là một vị vua chuyên làm việc càn dở như sử ký đã ghi.

Long Đĩnh lại có thể là một người lai Chiêm Thành vì trong Đại Việt Sử Lược Quyễn I trang 21 chép và Đại Việt Sử Ký Tòan Thư trang 232 chú giải như sau : Mẹ của Lê Long Việt và Lê Long Đĩnh là Hầu Di Nữ( Con người hầu gái người Chiêm Thành ).

Như vậy cái chết của Ngọa Triều Hoàng Đế có thể vẫn còn là một bí ần mà nguyên nhân sâu xa hơn ngoài Tội Ác Giết Anh Cướp Ngôi , còn cái gì nữa hay không ? Có lẽ Điện Tiền Chỉ Huy Sứ Lý Công Uẩn ,Hửu Điện Tiền Chỉ Huy Sứ Nguyễn Đê , Chi hậu Đào Cam Mộc vàKhuôn Việt Thái Sư, Vạn Hạnh Thiền sư và những Đại thần từng giúp cho Lê đại Hành là những người biết rõ điều này cho nên lời bàn của Ngô thì Si không phải là không có căn cứ ( Xem thêm ĐVSKTT trang 238 , hoặc tham khảo tài liệu qua Tòa soạn SK&Đ ).

Không biết Ngô Thì Sĩ khi nói nhân lúc Khai Minh Vương bệnh tật , sai người vào đầu độc giết đi là có ý gì ? bởi vì trước khi vua chết một hoặc hai tháng ông ta vẫn còn cầm quân đi đánh giặc ở các châu Hoan Đường và Thạch Hà.

Nhiều quyển sử ghi là vua bị bệnh Trĩ , đam mê tửu sắc thích dâm đãng tàn bạo , điều này quả thật có như vậy không ?

Bệnh trĩ là bệnh thế nào ?

Bệnh Trĩ là bệnh có liên quan đến cấu tạo củathành tỉnh mạch và huyết động học vùng chậu , các tỉnh mạch ở vùng hậu môn phồng lớn ra tạo thành bứu trĩ , nếu các bứu trĩ chiếm trên 180 độ thì được xếp vào loại 4 , nguyên nhân chưa rõ nhưng người ta ghi nhận những người bị viêm đại tràng mãn tính , táo bón , viêm gan , các nghề ngiệp mà phải đứng lâu ngồi lâu như ,thư ký tài xế..thì dễ bị bệnh trĩ hơn các người.

Theo quan niệm của đông y thì là do Khí hư hạ lãm là khí hư bị hãm , bị chận lại ở dưới không lưu thông được.

Người ta hay nói đau khổ vì bệnh trĩ , điều đó rất đúng , người nào có mắc phải bệnh này mới hiểu được nổi khổ của họ , nhất lại là bệnh nhân phải nằm để thị triều kiểu như người ta mô tả cho Lê Long Đĩnh với thụy hiệu Ngọa Triều.

Bệnh trĩ ở giai đoạn mà bệnh nhân phải nằm thì thường ở giai đoạn 4 , là giai đoạn nặng mà biện pháp điều trị là giải phẩu , mà giải phẩu hay tiêm thuốc để cho teo bứu trĩ thì 1000 năm trước làm gì có , nếu không được giải phẩu kịp thời thì bứu trĩ sẽ lan rộng ra , sưng tấy đau nhức , chảy máu , sa bít hậu môn làm bệnh nhân không dám đi cầu . Vì đau đớn và cấn ở hậu môn làm cho bệnh nhân phải nằm , không thể đi đứng , di chuyển , nhất là bệnh trĩ trong giai đoạn diễn tiến cấp tính

Khó mà tin Long Đĩnh là " ngọa triều " được vì trong suốt thời gian ngắn ngũi 4 năm ông cầm quyền ông ta đã tự mình làm tướng đi chinh phạt đến 5 lần và trận chiến cuối cùng mà Long Đĩnh tham dự trước khi ông chết là 2 tháng , đó là trận vua đem quân đi đánh châu Hoan Đường , Thạch Hà vào mùa thu tháng 7 năm Kỷ Dậu ( 1009 ) .Thử hỏi một " ngọa triều " làmsao mà đi đánh giặc được

Nếu Lê Long Đĩnh mắc bệnh trĩ mà phải nằm để thiết triều thì e rằng khó mà giải thích được những cuộc chinh chiến liên miên của ông ta

Để thực hiện được những cuộc chinh chiến liên miên , lâu dài và thành công như vậy chắc chắn vua phải có một sức khỏe thật tốtû cho nên nói là vua là kẻ ham mê tửu sắc , đau bệnh trỉ , lâm triều phải nằm là chuyện cần phải xét lại

Người gọi là đam mê tửu sắc thì suốt ngày chè chén say sưa , hoan lạc liên tục thì đầu óc trống rỗng , sức khỏe lụn bại làm gì có những quyết định sáng suốt cấp tiến như Cho nguờì sang Tống xin chín bộ sách vĩ đại nhất của Trung Quốc là Dịch , Thi , Thư , Lễ , Xuân thu , Hiếu kinh , Luận ngữ , Mạnh Tử , Chu lễ và kinh sách Đại Tạng , xuống chiếu đóng thuyền để ở các bến sông Vũ Lung , Bạt Cừ , Động Lung bốn chổ để chở người qua lại , sửa định lại quan chế văn võ theo nhà Tống , xin cho ta sang "hồ thị" ở Ung Châu, mua bán đổi chác với người Tông , sai dân Ái Châu đào kênh , đắp đường từ cửa Vân Long qua Đỉnh Sơn đến sông Vũ Lũng..v.v�vì có lần Ngô Thì Sỉ nói như thế này : " Xét việc Long Đĩnh cướp ngôi , cố nhiên không đáng được thụy hiệu đẹp , mà cái tên Ngọa Triều cũng không đúng. Có lẽ Lý Thái Tổ muốn dùng thụy hiệu xấu để gán cho , mà không biết rằng từ xưa những đế vương nào không đáng làm vua thì gọi là phế đế , mạt đế hoặc lấy cái tên khi bị phế mà chép. Còn như cái hiệu "Ngoạ Triều" thì thô bỉ không căn cứ �." cho nên lý luận của Ngô thì Sĩ không phải là không có căn cứ về phương diện Y Khoa.

Rất khó mà giải thích được những tư tưởng cấp tiến về ngoại giao với Trung Quốc, kinh sách giáo dục vàcác cuộc chinh chiến tảo thanh nội loạn , giặc cướp thổ phỉ trong nước nếu cho rằng Lê Long Đĩnh là một vị vua chỉ làm việc càn dỡ, thích dâm đãng tàn bạo�và mắc bệnh trĩ được . cho nên nói là vua là kẻ ham mê tửu sắc , đau bệnh trỉ , lâm triều phải nằm là chuyện cần phải xét lại.

BS Hồ Đắc Duy

Tuesday, September 23, 2008

Các Quốc Kỳ Việt Nam (40AD - 2008AD)

Nguồn: Titou's blog

Từ trước giờ học lịch sử Việt Nam trong trường mà có ai dạy là Việt Nam mình có nhiều cờ như vậy đâu... Bây giờ nghiên cứu mới biết, để kể cho ngheee...

Cờ đầu tiên có ghi nhận trong lịch sử là lá cờ vàng của Hai Bà Trưng, hiện giờ không ai biết được kích cỡ của các lá cờ thời đó ( năm 40 AD ), nhưng chỉ biết nó màu vàng. Lý do thì cũng không ai biết. Phải chi người Việt mình sáng chế ra chữ viết lúc đó thì hay biết mấy.

Image Hosted by ImageShack.us
cờ vàng khởi nghĩa thời hai bà Trưng

Long tinh kỳ nhà Nguyễn từ 1802 đến 1863, và tiếp tục được dùng sau này khi Pháp xâm chiếm Việt Nam cho đến năm 1885

Image Hosted by ImageShack.us



Long Tinh Kỳ

"Long Tinh Kỳ" với "Kỳ" là cờ; "Long" là rồng, biểu tượng cho hoàng đế, có màu vàng với râu tua màu xanh dương, tượng trưng cho Tiên và đại dương là nơi rồng cư ngụ; "Tinh" là ngôi sao trên trời, cũng là màu đỏ, biểu tượng cho phương Nam và cho lòng nhiệt thành, chấm ở giữa. Từ khi Pháp tấn công lãnh thổ Việt Nam, cờ long tinh (nền vàng viền lam chấm đỏ) vẫn được dùng như biểu tượng quyền lực của nhà Nguyễn. Đến năm 1885, người Pháp không chấp thuận cho vua Đồng Khánh dùng Long Tinh Kỳ nữa vì lá cờ này thể hiện sự chống đối Pháp (vua Hàm Nghi dùng lá cờ này khi chống Pháp). Triều đình Đồng Khánh dùng lá cờ mới cũng có nền vàng, nhưng màu đỏ thì gồm hai chữ Hán Đại Nam, quốc hiệu của nước Việt Nam lúc đó, và lá cờ có tên Đại Nam Kỳ. Tuy nhiên, những chữ viết trên lá cờ không thực sự giống với các nét chữ Hán của quốc hiệu Đại Nam (大南).

Trong thời kỳ Pháp thuộc, chính quyền bảo hộ Pháp trên toàn Liên bang Đông Dương sử dụng lá cờ có nền vàng và ở góc trái trên cao là hình quốc kỳ Pháp, từ năm 1923 đến khi bị Nhật lật đổ vào 9 tháng 3 năm 1945.





cờ Đông Dương do Pháp bảo hộ

Tại từng vùng thuộc địa trên lãnh thổ Việt Nam, Nam kỳ dùng quốc kỳ Pháp (còn gọi là cờ tam sắc), Bắc kỳ và Trung kỳ dùng cờ biểu tượng cho vua nhà Nguyễn. Cờ nhà Nguyễn có 4 cờ theo từng giai đoạn sau đây:

1. Long Tinh Kỳ 1863 đến 1885:

2. Đại Nam 大南 Kỳ 1885 đến 1890:


3. 1890 đến 1920 thời vua Thành Thái. Pháp bắt đầu đánh chiếm cửa Thuận An năm 1883, chiếm miền Nam và gây áp lực cho nhà vua giao chính quyền. Vua Thành Thái kiên quyết chống Pháp. Đến nǎm 1916 ông đày ra đảo Réunion cùng với con trai là vua Duy Tân. Cờ này tuy giống với cờ của Việt Nam Cộng Hoà nhưng có ý nghĩa hơi khác rằng màu vàng là màu da của người Việt, 3 dòng máu đỏ Bắc Trung Nam một nhà, quyết tâm thống nhất đất nước.


1890 - 1920 (và sau này được sử dụng làm cờ nước Việt Nam Cộng Hoà 1954 - 1975)

4. Cờ long tinh 1920 đến 9 tháng 3 năm 1945. Sau khi Thành Thái và Duy Tân bị Pháp bắt đi đày, Khải Định lên ngôi theo quan điểm thân Pháp đã thay đổi cờ. Ông dùng cờ nền vàng và một sọc đỏ lớn vắt ngang, và cũng gọi cờ này là cờ long tinh.

Trong hình này có thể thấy cờ Long Tinh được treo tại Thành Huế năm 1924

Sau khi Nhật đảo chính Pháp, Hoàng đế Bảo Đại tuyên bố độc lập. Ngày 11 tháng 3 năm 1945, ông tuyên bố hủy bỏ Hòa ước Quý Mùi 1883 và Hòa ước Giáp Thân 1884. Chính phủ độc lập được thành lập ngày 17 tháng 4 năm 1945, đứng đầu là nhà học giả Trần Trọng Kim. Quốc hiệu được đổi thành Đế quốc Việt Nam và, ngày 8 tháng 5 năm 1945, quốc kỳ được chọn gọi là cờ quẻ Ly. Cờ này cũng nền vàng, ở chính giữa có một quẻ Ly màu đỏ. Quẻ Ly là một trong 8 quẻ của bát quái và gồm một vạch liền, một vạch đứt và một vạch liền; bề rộng của các vạch này chỉ bằng một phần bề rộng chung của lá cờ.

Cờ quẻ Ly là cờ của cả nước Việt Nam, nhưng trong thực tế Nhật vẫn cai trị Nam kỳ. Sau khi Nhật đầu hàng quân Đồng Minh, Nam kỳ mới được trao trả ngày 14 tháng 8 năm 1945, nhưng 10 ngày sau đó Hoàng đế Bảo Đại thoái vị. Nam Kỳ, thực tế, chưa bao giờ dùng cờ quẻ Ly.

Trong thời kỳ này, Long Tinh Kỳ trở thành lá cờ của hoàng đế, chỉ treo ở Hoàng thành Huế hoặc mang theo những nơi vua tuần du, gọi là Long Tinh Đế Kỳ. Long Tinh Đế Kỳ có sửa đổi nhỏ so với Long Tinh Kỳ trước đó: nền vàng đậm hơn và sọc đỏ thu hẹp lại bằng 1/3 chiều cao lá cờ, để tương xứng với cờ Quẻ Ly.


cờ quẻ Ly

Long Tinh Kỳ sau 1945

Cờ đỏ sao vàng là lá cờ của Việt Minh khi giành chính quyền ở Bắc kỳ tháng 8 năm 1945. Chú ý ngôi sao hơi tròn hơn so với lá cờ CHXHCNVN hiện giờ.


Quốc kỳ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

Cờ năm sọc: Ý nghĩa của lá cờ là ba phần Việt, Miên, Lào trong Liên bang Đông Dương sống hòa bình thịnh vượng (màu xanh lam và màu trắng).

Lá cờ này tồn tại được 2 năm cho đến khi chính quyền Nam kỳ quốc giải thể và sát nhập vào Quốc gia Việt Nam của Bảo Đại ngày 2 tháng 6 năm 1948.


cờ năm sọc

Cờ Ba Sọc: Quốc Kỳ Việt Nam Cộng Hòa

Theo thiếu tướng Đỗ Mậu, cựu phó thủ tướng Việt Nam Cộng hòa, lá cờ vàng ba sọc do linh mục Trần Hữu Thanh vẽ ra[1]. Có thông tin khác lại cho rằng do họa sĩ Lê Văn Đệ vẽ và đã trình cho Bảo Đại trong một phiên họp ở Hồng Kông năm 1948[cần dẫn chứng]. Nó có nền vàng với ba sọc đỏ và hai sọc vàng chen nhau nằm vắt ngang ở giữa, tượng trưng cho quẻ Càn trong Bát Quái, giống như cờ của An Nam trong thời gian từ 1890 đến 1920, có thông tin cho rằng ba sọc đỏ trên lá cờ còn tượng trưng cho ba miền của Việt Nam. Bề ngang của mỗi sọc đỏ và vàng này bằng nhau và bề ngang chung của năm sọc bằng một phần ba bề ngang chung của lá cờ. Ngày 2 tháng 6, 1948, chính phủ lâm thời Nguyễn Văn Xuân chính thức dùng lá cờ vàng ba sọc đỏ làm quốc kỳ của Quốc gia Việt Nam. Lá quốc kỳ vàng ba sọc đỏ sau này tiếp tục là quốc kỳ chính quyền Quốc gia Việt Nam (1949-1955), và sau đó là quốc kỳ cho suốt thời Đệ Nhất và Đệ Nhị Việt Nam Cộng hòa (1955-1975).

Sau năm 1975 cho đến nay (2008), lá cờ này không còn được cho phép sử dụng tại Việt Nam . Tuy nhiên nó lại được chính quyền của nhiều thành phố và tiểu bang thuộc Hoa Kỳ công nhận. Một số người Việt ở nước ngoài vẫn coi lá cờ này là biểu tượng cho cộng đồng và các di sản của họ.


Quốc Kỳ Việt Nam Cộng Hòa

Cờ Việt Minh, do thành phần chủ chốt là lực lượng Việt Minh hoạt động ở miền Nam Việt Nam sử dụng.


cờ Việt Minh

Cờ CNHXCN Việt Nam hiện nay:


quốc kỳ CNXHCNVN

Note: Trong bài có biên tập lại chút ít để mang tính khách quan.

sources:

National Flags of Vietnam

http://www.worldstatesmen.org/Vietnam.html

Wikipedia Quốc Kỳ Việt Nam

Hào khí Đông A - Dấu son của lòng yêu nước (cuối)

Thua đau trong hai cuộc xâm lược lần trước, đến cuối năm 1287, Hốt Tất Liệt lại ra lệnh đình chỉ cuộc chiến tranh thôn tính Nhật Bản để tập trung đánh chiếm Đại Việt. Binh lực lần này cũng vào khoảng năm mươi vạn như lần thứ hai, nhưng xét kỹ, cuộc xâm lăng lần này đã được quân nhà Nguyên chuẩn bị một cách công phu và chặt chẽ nhất.

Với chúng, không chỉ còn là một cuộc chiến tranh xâm lược bình thường mà thật sự là một trận chiến để rửa nhục. Nhưng với bọn sài lang ấy, nhục chỉ càng thêm nhục! Vì đối thủ của chúng là Đại việt, là Trần triều; chứ không phải là Pháp, Đức, Trung Quốc…hay bất cứ một quốc gia, dân tộc nào khác.

Rút kinh nghiệm từ thất bại của hai lần xâm lược trước, Hốt Tất Liệt ra lệnh thành lập một đội thuyền lương, giao cho Trương Văn Hổ chỉ huy theo sát đại quân, nhất quyết không đễ rơi vào kế “Thanh dã” của chúng ta lần nữa.

Nhưng “Thanh dã” là một độc kế rất có hiệu quả, giặc càng muốn né tránh, ta lại càng quyết tâm đẩy chúng vào con đường này.
Vì vậy, Trần Khánh Dư đã cho quân phục kích tại Vân Đồn, truy đuổi đoàn thuyền lương này vô cùng ráo riết. Với quyết tâm cao độ dường ấy của quân nhà Trần, Trương Văn hổ không thể nào hoàn thành được trọng trách được giao. Hầu như toàn bộ đoàn thuyền của hắn đã mất vào tay Trần Khánh Dư, làm xoay đổi hoàn toàn cục diện cuộc chiến, khác xa so với dự tính ban đầu của Hốt Tất Liệt.

Chúng chỉ còn biết rút lui. Bởi không lương thảo mà vẫn nhất quyết động binh, khác nào tự dấn thân vào cửa tử như hai lần trước.

Tôn Tử - nhà binh pháp có ảnh hưởng mạnh nhất với các tướng linh quân sự phương Đông - chủ trương rằng:

“ Hễ địch rút lui về nước thì không nên bao vây ngăn chặn. Khi tiến hành bao vây địch thì nên để hở một phía chứ không nên vây kín. Nếu đối phương đến lúc khốn cùng thì cũng không nên bức bách họ quá…”

(Đại Việt sử ký toàn thư)

Nhưng Trần Hưng Đạo lại chủ trương ngược lại. Bằng chứng là kế hoạch chiến lược của ông từ đầu chí cuối là dồn quân Nguyên vào thế phải rút lui, rồi tổ chức những trận đánh quyết định đón giặc trên đường tháo chạy đó. Và trận chung kết hào hùng của cuộc kháng chiến lần này chính là trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng do đích thân Trần Hưng Đạo chỉ huy, tiếp tục kế thừa những gì Ngô Quyền và Lê Hoàn đã làm.

Khi đó nước triều còn cao, che lấp những dãy cọc đóng trong lòng sông. Quân Trần đem thuyền ra khiêu chiến rồi giả thua tháo chạy. Ô Mã Nhi và Phàn Tiếp thừa thắng dẫn binh thuyền đuổi theo. Nước triều xuống thấp, đoàn thuyền của Ô Mã Nhi xô phải cọc, dồn ứ cả lại, nhiều chiếc bị cọc đâm chìm. Chỉ chờ có vậy, phục binh của ta ở hai bên bờ đổ ra, đánh thẳng vào mạng sườn và phía sau đoàn thuyền địch. Nguyễn Khoái đem quân dũng nghĩa Thánh Dực đến giao chiến với giặc. Tiếp đó, hai vua Trần và Hưng Đạo Vương cũng dẫn đại quân đến. Một trận kịch chiến ác liệt xảy ra trên sông Bạch Đằng.

"...Bấy giờ
Muôn dặm thuyền bè, tình kỳ phấp phới
Sáu quân oai hùng, gươm đao sáng chói
Sống mái chưa phân, Bắc Nam lũy đối
Trời đất rung rinh chừ sắp tan
Nhật nguyệt u ám chừ mới tối…”
(Bạch Đằng Giang phú – Trương Hán Siêu)

Ô Mã Nhi Bạt Đô, tên tướng tàn ác mang danh hiệu “Dũng sỹ” ấy, không thể nào chống cự nổi sức tấn công mãnh liệt của quân ta. Tuy Phàn Tiếp đã cố gắng “chiếm lấy núi cao làm ứng,” tình thế vẫn không thể xoay chuyển khác được. Dưới trận mưa tên của quân Đại Việt, thủy binh giặc chết rất nhiều. Máu đỏ ngầu cả khúc sông. Nước triều rút ngày càng gấp, chiến thuyền giặc vướng cọc, bị phá hủy ngày càng nhiều. Đến chiều, toàn bộ chu sư của Ô Mã Nhi đều bị tiêu diệt. Viên vạn hộ thủy quân Trương Ngọc tử trận. Phàn Tiếp bị trọng thương, nhảy xuống sông, bị quân ta lấy câu liêm móc lên bắt sống. Bản thân tên tướng chỉ huy Ô Mã Nhi cũng phải chịu trói. Thủy quân giặc bị giết, chết đuối, và bị bắt vô số kể. Hơn bốn trăm thuyền giặc lọt vào tay quân ta…

(Trích “Cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên Mông – Thế kỷ XIII” của Hà Văn Tấn và Phạm Thị Tâm )


Chính vì là trận quyết chiến cuối cùng nên tham gia ở Bạch Đằng Giang lần này bao gồm những đội quân chủ lực tinh nhuệ nhất của triều đình, quân của các vương hầu quý tộc và rất nhiều đội dân binh. Chỉ huy trận đánh ngoài Trần Hưng Đạo, còn có Thượng hoàng Trần Thánh Tông, vua Trần Nhân Tông, các danh tướng như Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Khoái…v.v. Lịch sử một lần nữa lập lại trên con sông huyền thoại này. Đó cũng là bản án thích đáng cho lũ xâm lược.Giấc mộng bá chủ phương Nam của bọn Nguyên-Mông hoàn toàn bị đè bẹp, nhục nhã đến muôn đời:

“Đến nay, nước sông vẫn chảy hoài
Mà nhục quân thù không rửa hết.”
(Bạch Đằng giang phú-Trương Hán Siêu)

Sau thất bại này, nếu tên tuổi của Thoát Hoan và hàng loạt những tên tướng giặc nhà Nguyên ê chề nhục nhã bao nhiêu, thì tên tuổi của Trần Hưng Đạo và nhà Trần lại thêm rựa rỡ, lẫy lừng bấy nhiêu.

Có một câu đối khuyết danh vẫn còn lưu truyền đến bây giờ rằng:

“Địa chuyển ngã Việt chủng cư Bắc phương, Âu châu cảnh nội vô Mông kỵ tung hoành thiên vạn lí,
Thiên sinh thử lương tài ư Tống thất, Trung Quốc sử tiền miễn Nguyên triều đô hộ nhất bách niên”

( Nghĩa là: Nếu dân Việt mà sinh ở phương Bắc thì các nước châu Âu đâu đến nỗi bị vó ngựa Mông Cổ chà đạp hàng ngàn dặm
Ví thử trời sinh bậc thiên tài này ở nhà Tống thì lịch sử Trung Quốc trước đây làm gì có chuyện bị nhà Nguyên đô hộ một trăm năm)

Vậy là mối đại họa lớn nhất trong lịch sử nước ta đã bị đánh bật. Vua tôi nhà Trần hào hùng anh dũng mãi đi vào lòng người với những công lao rạng ngời.

“Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã
Sơn hà thiên cổ điện kim âu”

(Trần Nhân Tông)

Trần triều đã làm nên kỳ tích. Nhưng đấy không phải chỉ là sự may mắn tùy thuộc ở số trời. Từ thuở khai triều, những vị vua quan nhà Trần đã không ngừng thực hiện nhiều kế hoạch củng cố nhân tâm và lực lượng, biến không thành có, biến có thành vững mạnh lớn lao.

Nội bộ Trần triều thực chất cũng nảy sinh không ít những mâu thuẫn, những xáo trộn….nhưng trên tất cả, họ biết dẹp bỏ cái riêng tư để toàn tâm toàn ý cho cái chung là nhân dân., là giang sơn xã tắc. Tại thời điểm ấy, có thể chính bản thân những con người của Đông A triều chưa hẳn nhận ra những tiến bộ vượt bậc trong đường lối thực hiện cuộc chiến tranh cứu quốc của mình; nhưng hậu thế chúng ta ngày nay khi nhìn lại, phải thực sự khâm phục những thành tựu đặc sắc ấy.

Tập hợp được cả lực lượng lẫn lòng người bằng nhiều biện pháp tích cực và khôn khéo, thôi thúc được tinh thần yêu nước bất diệt và kiên trung hào khí trong mọi tầng lớp quý tộc và nhân dân, có lẽ chính là thành công lớn nhất trong lịch sử triều đại này. Mỗi câu chuyện, mỗi tấm gương về con người Đông A đều xứng đáng là bài học sâu sắc cho đời sau noi theo.

Triều Trần-triều đại của kỳ tích và huyền thoại!
Đông A-hào khí của Đại Việt trường tồn!
(St)

Hào khí Đông A - Dấu son của lòng yêu nước (IV)

Dù đã chuốc lấy kết cục thảm bại của những kẻ xâm lăng Tổ quốc của người khác, nhưng lũ giặc Nguyên vẫn không từ bỏ ý định thôn tính nước ta.

Năm 1261, Hốt Tất Liệt lên ngôi Hoàng đế, phong vua Trần Thánh Tông ( Trần Hoảng, con vua Trần Thái Tông) làm An Nam Quốc Vương, đồng thời đòi đặt Đạt Lỗ Hoa Xích (chưởng ấn) người Mông Cổ bên cạnh triều đình nhà Trần, có quyền đi lại giám sát các châu quận của nước Nam.

Dĩ nhiên, Trần Thánh Tông thẳng thừng bác bỏ, đồng thời đôn đốc việc luyện võ tu binh vì biết rõ âm mưu gây hấn có mục đích không lấy gì làm tốt đẹp của bọn chúng. Trong thời gian nhà Nguyên liên tục phái sứ giả sang triều đình nước ta nhũng nhiễu, hạch sách, sử cũ đã ghi nhận một câu chuyện, qua đó thêm lần nữa khẳng định khí phách hiên ngang của vua Trần nói riêng và triều Trần hay Đại Việt ta nói chung.

Năm 1268, một sứ bộ nhà Nguyên đem chiếu thư sang Thăng Long thành. Khi tuyên đọc chiếu thư trước long điện, hắn thấy Trần Thái Tông không chịu quỳ lạy chiếu chỉ, đã tỏ thái độ tức giận, hỏi:

- Sao nhà vua không quỳ lạy chiếu chỉ của hoàng đế?
- Nước tôi trước đã nhận được chiếu của Hoàng Đế, nói: “Phàm áo mũ, điển lễ phong tục cứ theo chế độ cũ của nước mình, không phải thay đổi”. Nhận chiếu không quỳ lạy, đó là điều lệ cũ, sao sứ giả lại nói tôi làm trái ý hoàng đế.

Thái độ của vua Trần chính là biểu hiện của lòng yêu nước, của sự tự tôn dân tộc. Nước Đại Việt dù nhỏ bé, nhưng cũng là một quốc gia có vua, có chủ quyền, có lịch sử; thì cớ gì phải chịu quỳ lạy một tờ chiếu chỉ vô tri của tên vua đứng đầu một ngoại quốc từng đem quân sang giẫm đạp lên quê cha đất tổ chúng ta?

Chính tư thế anh dũng bất khuất ấy là nguyên nhân cho lần xâm lược thứ hai diễn ra sau khi nhà Nguyên đã thôn tính xong Trung Quốc và đang ở thời kỳ sung mãn nhất. Hốt Tất Liệt sai con trai là Thoát Hoan dẫn năm mươi vạn quân tràn sang biên giới nước ta.

Năm mươi vạn! Phải nhớ lại rằng khi ấy, dân số Đại Việt ta cũng chỉ vào khoảng ba triệu người. Tức là nếu tính bình quân, cứ sáu người dân Đại Việt bất kể già trẻ gái trai…, phải đương đầu với một tên giặc Nguyên khát máu. Tự cổ chí kim trong lịch sử Đông Tây, chưa hề có một cuộc đối đầu nào không cân xứng đến như vậy!

Năm 1282, tin mật báo về, quân Nguyên hợp binh ở biên giới, chuẩn bị xâm lược nước ta. Ngay sau đó, các vương hầu tôn thất nhà Trần được mật lệnh về Bình Than triều kiến nhắm hoạch định chiến lược chống xâm lăng.

Cũng trong buổi hội này, thế hệ trẻ Việt Nam đã có dịp thể hiện bản lĩnh của mình, qua hình ảnh người anh hùng thiếu niên Trần Quốc Toản.

“Hoài Văn tuổi trẻ, chí cao
Cờ đề sáu chữ, quyết vào lập công”

(Đại Nam quốc sử diễn ca)

Lòng yêu nước và khát vọng được chiến đấu, được hi sinh vì quê hương, có bao giờ đợi tuổi ? Quả cam hôm nao nhũn nát trên tay Trần Quốc Toản là một chứng minh đầy sống động cho sự căm tức vì tinh thần yêu nước bị xem thường, cả giận bởi chí dũng ngất trời không được mọi người thấu tỏ, lại xấu hổ cho tuổi đời còn quá trẻ của bản thân đã khiến mình không được đứng vào hàng ngũ đoàn quân vệ quốc.

Vì thế, chàng đã tự trở về tập hợp gia nô hơn một nghìn người, mua sắm khí giới chiến thuyền, ngày đêm luyện tập võ nghệ lược thao. Để rồi đội quân “tự giác” ấy đã trở thành một đội quân thiện chiến bậc nhất, luôn sát cánh với quân chủ lực của triều đình, lập nên bao chiến công hiển hách.

Không thể nói Trần Quốc Toản vì lòng tự ái cá nhân mà quyết tâm thể hiện. Trước sau như một, chàng trai ấy chỉ có một mong muốn tột bậc là được chiến đấu trên sa trường, đáp đền nợ nước ơn vua. Tấm lòng trung quân ái quốc ấy đã theo lá cờ “Phá cường địch, báo hoàng ân” của chàng đi đầu trong mọi cuộc giao tranh, khí thế trùng trùng khiến Nguyên quân bao phen bạt vía.

Sau hội nghị Bình Than, bước đầu nhà Trần đã thiết lập được khối đoàn kết của các quý tộc và tướng lĩnh cao cấp. Nhưng đúng như tinh thần của hội nghị, vấn đề bức thiết nhất đặt ra vẫn là làm sao để khối đoàn kết ấy lan rộng ra toàn dân, huy động được sự ủng hộ của nhân dân trong cuộc kháng chiến.

Nhận định về ý nghĩa của hội nghị này, sử gia Ngô Sĩ Liên viết trong Đại Việt sử ký toàn thư rằng:

“ Giặc Hồ (tức giặc Nguyên) tràn vào cướp, ấy là nạn lớn của quốc gia. Hai vua (tức Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông) cùng hợp mưu, bề tôi cùng họp bàn, há chẳng có kế sách gì hay sao mà phải ban yến để hỏi ý các bậc phụ lão? Ấy chẳng qua cũng vị Thánh Tông muốn nhân đó để xét lòng thành ủng hộ của dân và cũng để dân nghe lời dụ hỏi mà cảm kích để rồi hăng hái hơn đó thôi. Làm như vậy là giữ được cái đức của người xưa, trong người già để xin lời hay vậy.”

Vua Trần đúng thực là những vị vua luôn thương dân như con, hết sức thấu hiểu lòng dân. Tiếng nói của những bậc phụ lão lúc nào cũng có ảnh hưởng mạnh mẽ, nhất là trong xã hội trung đại còn sùng Nho giáo thời bấy giờ.

Hội nghị Diên Hồng năm 1285 thành công, triều Trần đã nắm được lực lượng có vị trí và vai trò chi phối xã hội. Hơn thế nữa, hội nghị diễn ra vào thời điểm ngày Tết Nguyên Đán đã cận kề-thời điểm dễ dàng khơi dậy lòng tự hào dân tộc và đẩy ý chí chiến đấu vì độc lập của toàn dân lên cao nhất.

Ngày Tết cổ truyền của nước ta rồi sẽ ra sao nếu quân Nguyên chiếm được đất tổ quê cha? Còn đâu thanh bình, còn đâu tự do, còn đâu những phong tục tập quán mang đậm màu sắc dân tộc? Phải đánh, đánh để giữ tôn miếu giang sơn, giữ cơ nghiệp của mỗi nhà.

Đại Việt sử ký toàn thư cũng chép lại không khí của buổi hội nghị này như sau:
“ Các cụ phụ lão đều hô quyết đánh, vạn người như một, tiếng vang như cùng bật ra từ một cửa miệng.”

Và…linh hồn của những chiến công hiển hách nhất thế kỷ XIII của lịch sử nước nhà- Đức Thánh Trần, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn- đã kịp thời biên soạn và phổ biến tác phẩm “Hịch tướng sĩ” của mình. Bài hịch tràn đầy nhiệt huyết, tràn đầy khí thế quyết chiến quyết thắng; xứng đáng là tác phẩm tiêu biểu cho chủ nghĩa yêu nước cao đẹp của thời đại Đông A.

Tác giả của nó cũng là một nhà quân sự kiệt xuất, một người anh hùng dân tộc, một tấm gương yêu nước mẫu mực trong lịch sử Việt Nam.

Câu nói khó quên trong cuộc đời của Trần Hưng Đạo chính là lời trước vua Trần Thánh Tông năm 1285:

“Bệ hạ chém đầu thần trước rồi hãy hàng.”

Trong “Hịch tướng sĩ”, ông cũng đã thể hiện tấm lòng yêu nước nồng nàn của bản thân:

“ Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thần này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.”

Tuy là một bài hịch được viết theo thể chính luận, nhưng “Hịch tướng sĩ” lại là một sự kết hợp nhuần nhuyễn những luận điểm, dẫn chứng đầy sức thuyết phục…với cảm xúc, thái độ chân thành của người viết. Chính vì vậy, nó không chỉ dừng lại ở vị trí một văn kiện quân sự, mà thực sự còn là một áng thiên cổ hùng văn, có giá trị bất diệt trong nền văn học nước nhà. Kết thúc tác phẩm, một lần nữa Trần Hưng Đạo vương đã khẳng định: Khi quốc biến gia nguy, lẽ sống thiêng liêng nhất của mỗi người dân chính là cầm vũ khí đứng lên giết giặc.

Ngọn lửa đã thực sự bùng lên! Thanh niên binh sĩ khắp nơi đua nhau thích lên tay hai chữ “Sát Thát”- tượng trưng cho ý chí cùng sinh tử với giặc Nguyên đến hơi thở cuối cùng.

Dân nước Việt đã có tục xâm mình từ thời xưa, như một biểu tượng của tôn giáo, thờ thần biển, thần sông; hoặc như một tín ngưỡng tâm linh, dùng hình xăm để hộ thân trước thuồng luồng thủy quái trong cuộc sống gắn liền cùng sông nước. Trên thế giới, người châu Phi hay người da đỏ cũng có tục lệ xăm mình, biểu thị sức mạnh của các chiến binh.

Nhưng chỉ đến triều đại Đông A, hình xăm với hai chữ “Sát Thát” ấy mới thực sự mang ý nghĩa cao đẹp của lòng tự hào dân tộc. Nó đã chuyển tải sức mạnh của thời đại, của lịch sử cho những chiến sĩ Trần triều anh dũng, giúp họ có thêm niềm tự tin và ý chí quyết thắng khi đương đầu với một trong những kẻ thù hùng mạnh và tàn ác nhất từ trước đến nay của nước Việt.

Những binh lính ấy cũng biết được rằng, nếu lỡ sa vào tay giặc, việc có hình xăm “Sát Thát” trên tay đồng nghĩa với bản án tử hình đợi sẵn. Nhưng họ không hề e sợ.

Ngay cả Đỗ Khắc Chung, khi đem thư (vờ) xin giảng hòa đến trại tướng giặc Ô Mã Nhi, còn ung dung đưa cánh tay có hình xăm cho hắn xem và nói rằng:

_ Quân dân nước tôi vì lòng trung phẫn mà tự thích chữ vào cánh tay….Tôi là trung thần, há lại không có hai chữ đó hay sao?

(Đại Việt sử ký toàn thư)

Lá cờ thêu sáu chữ vàng của Trần Quốc Toản và hình xăm “Sát thát” ấy, có thể được xem là hai biểu tượng đẹp nhất tiêu biểu cho hào khí Đông A bất diệt thiên thu. Cho dù là nam phụ lão ấu, binh sĩ hay vua tướng Trần triều, đều đi vào lịch sử với những nét đẹp rạng ngời được truyền tụng từ đời này sang đời khác. Trần Bình Trọng trung kiên giữ gìn tiết tháo, cho đến khi đứng trong hang ổ quân thù, vẫn quả cảm thét lên :

_ Ta thà làm ma nước Nam chớ không thèm làm vương đất Bắc!

Lòng yêu nước đã thấm nhuần vào trong tim óc, sống làm người nước Việt thì chết cũng làm ma nước Việt. Được mang dòng máu đỏ hào hùng bất khuất của ông cha Việt quốc truyền lại, là niềm tự hào, là lý tưởng sống và chiến đấu cả cuộc đời Trần Bình Trọng.

Và khi đã nhắc đến những tướng lĩnh tài ba kiêu hùng của thời đại Đông A, chắc chắn không thể quên tên tuổi của bộ ba tướng lĩnh: Trần Khánh Dư-Trần Nhật Duật-Trần Quang Khải.

Trần Khánh Dư triệt phá toàn bộ đoàn thuyền tải lương của quân Nguyên trong cuộc xâm lược lần thứ ba. Trần Nhật Duật với trận Hàm Tử, Trần Quang Khải với trận Chương Dương ác liệt kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến lần thứ hai.

Đặc biệt, cuộc đời của mỗi vị tướng này, đều có những sự kiện, nhưng giai thoại đầy thú vị. Như Trần Khánh Dư, từng là Thiên Tử Nghĩa Nam của vua Trần Thánh Tông bởi là bậc trí dũng hơn người, nhưng cũng có lúc đắc tội bị giáng xuống làm thứ dân, làm một kẻ bán than nghèo khó. Trần Quang Khải, vừa là tướng võ vừa là quan văn, lưu truyển cho hậu thế tác phẩm “Tụng giá hoàn kinh sư”:

“Đoạt sáo Chương Dương độ
Cầm Hồ Hàm Tử quan Thái bình tu trí lực
Vạn cổ thử giang san.”

Còn Trần Nhật Duật, ông nổi tiếng với học vấn quân sự lẫn văn hóa uyên thâm, thông hiểu ngôn ngữ và phong tục tập của nhiều dân tộc khác nhau. Đương thời, ông được rất nhiều người kính nể. Không ít người Trung Quốc lưu vong khi thất bại trong cuộc chiến chống Nguyên-Mông, chạy sang lánh nạn ở nước ta đã tình nguyện theo về chiến đấu dưới trướng của Trần Nhật Duật.

Ấy là chưa kể đến những tùy tướng tài giỏi dưới trướng Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Phạm Ngũ Lão với đội quân luôn đoàn kết nghĩa tình sống và chiến đấu bên nhau, nức tiếng xa gần “Phụ tử chi binh-Huynh đệ chi binh”.

Chàng Yết Kiêu khi thua trận vẫn nhất quyết cắm thuyền ở lại chiến trường, đợi thấy Hưng Đạo Vương mới chịu dời đi. Cùng với chàng là Dã Tượng, hai người đã nêu tấm gương sáng ngời cho hậu thế về lòng trung thành, về dũng khí của người lính và về ý thức kỉ luật chiến đấu rất cao.

Đó là những đức tính cần thiết của những người hợp thành một đội quân đoàn kết, thống nhất, bách chiến bách thắng Trần triều. Hưng Đạo Vương từng khen ngợi họ - những chỗ dựa tin cậy của mình-rằng:

_ Ôi! Chim hồng, chim hạc sở dĩ có thể bay cao, bay xa là nhờ ở sáu trụ xương cánh. Nếu như không có sáu trụ xương cánh ấy thì chim hồng, chim hạc cũng như chim thường mà thôi.

Cũng chính Trần Hưng Đạo, vị Quốc công tiết chế chịu trách nhiệm hoàn toàn về tổ chức quân sự, nắm giữ vận mệnh quốc gia, đã ban lệnh khắp cả nước rằng:

“Tất cả các quận huyện trong nước, nếu có giặc ngoài đến, phải liều chết mà đánh, nếu sức không địch nổi thì cho phép lẩn tránh vào rừng núi, không được đầu hàng.”

(Cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên-Mông thế kỷ XIII-Hà Văn Tấn và Phạm Thị Tâm)

Như vậy, nhiệm vụ đánh giặc cứu nước gần như đã trở thành một nghĩa vụ, là một điều được qui định trong pháp luật. Sắc lệnh này của Trần Hưng Đạo quả là có tác dụng rất lớn.

Sử cũ còn chép lại rằng:

“Người nào đã đầu hàng giặc, thì giờ đây, dẫu đang ở trên đất giặc cũng bị kết án vắng mặt, hoặc khép tội lưu, hoặc khép tội xử tử và tịch thu gia sản sung công.”

Chính nhờ đó mà sau này xét lại, cả nước lúc ấy chỉ có hai làng Bàng Hà và Ba Điểm (đều thuộc Hải Dương ngày nay) là vi phạm sắc lệnh. Ngoài ra, toàn quốc toàn dân đều theo đó thi hành, đồng loạt nhất tề kháng chiến đi đến ngày thắng lợi cuối cùng.

(St)

Hào khí Đông A - Dấu son của lòng yêu nước (III)

Cuộc ác chiến đầu tiên diễn ra tại chiến trường Bình Lệ Nguyên. Không rõ chính xác lực lượng phía quân Trần lúc đó là bao nhiêu, nhưng Nguyên tướng Ngột Lương Hợp Thai đã theo sông Hồng kéo sang nước ta tổng cộng khoảng ba vạn kị binh và bộ binh- một con số khổng lồ!

Lựa chọn Bình Lệ Nguyên làm nơi giao tranh, có lẽ là một quyết định thật sự sai lầm của Đại Việt ta lúc này. Bởi các chiến binh Mông Cổ chuyên sống trên lưng ngựa lại gặp địa hình trung du như Bình Lệ Nguyên đây thì có khác gì cá gặp nước, hổ về rừng, mặc sức tung hoành phát huy sở trường chiến đấu!

Chính vì quyết định sai lầm ấy mà suýt chút nữa, toàn bộ giang sơn đã rơi vào tay giặc. Trước tình thế nguy hiểm hiển hiện, Trần Thái Tông có ý định dốc toàn bộ lực lượng sống mái với kẻ thù. Tự ông thân chinh đốc chiến, xông pha giữa trận tiền, mặc cho lòng quân đã hơi nao núng. Lúc biến không lung, lúc nguy không sờn quả là bản lĩnh rất đáng khâm phục của người đứng đầu thiên hạ. Nhưng đó cũng là ý định thiếu sự cân nhắc, dễ dàng chuốc lấy thất bại.
Nếu Trần Thái Tông không có một hổ tướng Lê Tần phò giá, Đại Việt không có một minh thần như Lê Tần sáng suốt dâng kế lui binh, cục diện lịch sử có thể đã hoàn tàn thay đổi.

Một mặt, hậu thế phải kính nể ông là người hết lòng trung quân ái quốc, dám tả xung hữu đột giữa chiến địa giết giặc không chút ngại ngần. Mặt khác, ta cần trân trọng sự thẳng thắn cương nghị của Lê Tần, dám can gián nhà vua, phê phán kịch liệt quyết định sai lầm: dốc toàn quân ra sống mái với giặc Nguyên. Sự thẳng thắn ấy mấy bậc bề tôi đã có được đâu! “Quân lệnh như sơn”, lời tướng bảo như đanh đóng cột; huống hồ vị chủ tướng ở đây cũng là đương kim hoàng thượng; mà quyền thiên tử há ai dám nghịch?

Chính Lê Tần đã đem tính mệnh của mình lên bàn cân, với phía bên kia là non sông và con dân Đại Việt…Câu trả lời đã hết sức tường minh. Nếu không phải là đấng anh hùng dũng khí, Lê Tần không thể nói được những lời tận đáy tâm can như vậy. Và nếu không phải là người có dũng khí phi phàm, ông cũng không thể nào đưa ra quyết định lui binh đầy sáng suốt trong tình thế ngàn cân treo sợi tóc đó.

Qua câu chuyện lịch sử thời Trần này, chúng ta đã lưu lại những bài học giá trị. Không phải lúc nào sự hiên ngang quả cảm cũng có thể mang lại thắng lợi, cũng như không phải lúc nào lòng trung nghĩa cũng là tiêu chuẩn thông minh để đánh giá một bậc làm tôi.

Dù Trần Thái Tông xứng đáng với vị trí minh quân, nhưng ông cũng có khi sai lầm. Nhưng người đã kịp nhận ra cái sai ấy của mình và Trần Thái Tông đã dẹp bỏ được lòng tự tôn của bậc quyền cao tối thượng, vua tôi tương hợp, một lòng vì dân vì nước!

Trong tháng ngày gian khổ, có lúc phải bỏ cả Thăng Long thành mà lui mãi về Thiên Mạc Hà đóng binh ấy, quyết tâm và tinh thần bất khuất của quân dân Trần mới thực sự tỏa sáng rực rỡ nhất.

Làm sao chúng ta quên Thái sư Trần Thủ Độ với lời nói khẳng khái, tràn đầy chí khí: “Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo!”. Chỉ là một lời nói, nhưng đủ sức đánh bật mọi sự yếu lòng, mọi lo lắng của quân thần, kịp thời củng cố mạnh mẽ chiến ý toàn binh. Tấm gương tiết tháo ấy chưa phải đã là duy nhất dưới thời đại nhà Trần. Có thể nói thời thế tạo anh hùng, hay chính một đất nước, một triều đại anh hùng kiêu dũng đã sản sinh ra những người con ưu tú.

Lê Tần khởi xướng việc lui binh, đương thời có sự ủng hộ đầy kiên quyết của Trần Thủ Độ, đã đặt nền tảng cho binh kế “thanh dã”-vườn không nhà trống mà sau này, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và nhiều vị tướng lĩnh khác của dân tộc đã kế thừa và nâng lên thành một nghệ thuật đánh giặc vô cùng độc đáo. Binh kế này là nguyên nhân chủ quan quan trọng nhất làm nên chiến thắng Nguyên Mông lần thứ nhất của nhà Trần.

Tưởng lùi một bước, nào ngờ tiến thêm hai bước. Quân Nguyên viễn chinh chiếm được Thăng Long, ngỡ đâu phen này đã bình định được nước Nam. Chẳng dè kinh đô giờ đây im lìm hoang vắng, hoàng tộc và dân chúng đã rút khỏi đó từ lúc nào. Lương thực không có, lại thêm thủy thổ khác biệt, bệnh dịch hoành hành, bọn ngoại bang bị đẩy vào tình thế gay go không kém gì quân nhà Trần ngày nào trên chiến tuyến Bình Lệ Nguyên.

Đúng vào lúc thời cơ đã chín muồi, Trần Thái Tông hạ lệnh tổng phản công.

Một trận đánh ác liệt nữa lại diễn ra tại khu vực Đông Bộ Đầu (nay là khu vực dốc Hàng Than, đầu cầu Long Biên-Hà Nội). Và lần này, sức mạnh hợp quần đoàn kết của quân đội Trần triều đã phát huy toàn bộ. Ba vạn quân Nguyên tan tác, Ngột Lượng Hợp Thai- kẻ từng gieo rắc kinh hoàng khắp Ba Lan, Đức và Trung Quốc- cũng phải tháo chạy nhục nhã trước sự phản công như vũ bão của quân ta. Chẳng những thế, trên đường rút lui, chúng lại tiếp tục bị các đội dân binh, đặc biệt là các đội dân binh của nhưng dân tộc ít người, phục kích, giáng cho nhiều đòn chí mạng. Người đương thời đã mỉa mai chế giễu bọn tàn binh này bằng cái tên “Giặc Phật”, bởi chúng đã khiếp đảm đến nỗi dù đói khát cùng cực, cũng không dám tính chuyện dừng lại cướp lương thực để ăn.

Thê thảm thay, xấu hổ thay!

Thắng lợi đầu tiên này là thắng lợi chung của tập thể quân dân Đại Việt, thắng lợi của lòng yêu nước và khí phách ngoan cường, thắng lợi của những tài năng quân sự kiệt xuất, được trui rèn, tích lũy qua quá trình giữ nước lâu dài. Mùa xuân Mậu Ngọ năm ấy, kinh thành Thăng Long náo nức tưng bừng hơn bao giờ hết! Dư âm của thời kỳ đó còn mãi vang vọng trong những lời thơ của vua Trần Nhân Tông:

“Bạch đầu quân sĩ tại
Vãng vãng thuyết Nguyên Phong “

Nghĩa là:

“Người lính già đầu bạc
Kể mãi chuyện Nguyên Phong”

( Nguyên Phong tức là niên hiệu do vua Trần Thái Tông đặt ra từ năm 1251. )

(St)

Hào khí Đông A - Dấu son của lòng yêu nước (II)

Sau khi Trần Cảnh lên làm vua, đất nước dần dần đi vào ổn định và có sự phục hồi, phát triển đáng kể. Một mặt do Trần Thủ Độ chăm lo, củng cố; mặt khác, cũng chính nhờ ở tài năng xuất sắc của Trần Cảnh-Trần Thái Tông.

Hàng năm, triều Trần đều tổ chức lễ ăn thề ở đền Đồng Cổ (phía Tây Hà Nội ngày nay). Tất cả quan lại đều phải tham gia, ai trốn không dự lễ sẽ bị trừng phạt nặng nề. Trong buổi lễ, tất cả các quan phải mặc nhung phục, xếp thành hàng ngũ chỉnh tề và ra đền đọc lời tuyên thệ:

“Làm tôi tận trung, làm quan trong sạch, ai trái thề này, thần minh giết chết.”

Đặc biệt, hội thề này diễn ra công khai trước sự chứng kiến của đông đảo dân chúng. Nghĩa là giữa tầng lớp quan lại quý tộc và nhân dân, tựa hồ đã có một sự cam kết ngầm với nhau: Nhân dân củng cố thêm lòng tin ở tầng lớp cai trị mình, cũng như chính những vị phụ mẫu-rường cột nước nhà thêm một lần khẳng định lại lý tưởng và trách nhiệm nặng nề cần phải gánh vác. Vô hình chung, việc ấy rút ngắn khoảng cách giữa hai giai cấp chính yếu, gián tiếp kéo họ xích lại gần nhau trong mối quan hệ đồng là con dân nước Việt.

Đấy chưa phải là một hình thức hội nghị duy nhất trong lịch sử nhà Trần. Nếu nói về hào khí Đông A, có lẽ nó phải được thể hiện rõ nét hơn ở Hội nghị Bình Than, và cao nhất, là Hội nghị Diên Hồng; cả hai đều diễn ra trong quá trình tiến hành cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ hai năm 1285.

Sử cũ ghi lại, trước khi cho quân tràn xuống nước ta, nhà Nguyên đã nhiều lần phái sứ giả đến triều đình Đại Việt, dùng những lời lẽ hăm dọa xấc xược và thô bạo để phô trương thanh thế, có ý đồ cướp nước ta mà không động binh đao. Nhưng chúng đã sai lầm! Nhà Trần không những không mảy may nao núng, ngược lại còn hạ lệnh tống giam bọn sứ giả, đồng thời lập tức cho điều động binh sĩ đến trấn giữ biên ải và các nơi hiểm yếu, sẵn sàng tư thế cho cuộc chiến tranh vệ quốc chắc chắn nổ ra.

Điều ấy chứng tỏ, ngay từ đầu, vua tôi nhà Trần đã có một khí phách rất hiên ngang, vững vàng; cho dù từ trước đó, chắc chắn họ đều biết rõ những cuộc xâm lăng, bình định tàn bạo mà quân Mông Cổ đã tiến hành trên khắp thế giới.

Nhà thơ V.Frik đương thời có thơ rằng:

“ Không còn một dòng suối, một con sông nào
không tràn đầy nước mắt chúng ta;
Không còn một ngọn núi, một cánh đồng nào
không bị quân Tác-ta giày xéo.”

( Danh tướng Việt Nam-Tác giả: Nguyễn Khắc Thuần)

Vậy thì cái gì đã làm nên sự tự tin to lớn ấy? Tại sao vua tôi một nước Đại Việt nhỏ bé lại dám có tư tưởng sẽ đứng lên phản kháng lại vó ngựa bất bại một quân đội từng là nỗi khiếp sợ của Nga, của Trung Quốc, của Pháp, của La Mã,…của toàn nhân loại thế giới khi ấy?

Phải chăng, lòng yêu nước đã hun đúc nên gan sắt dạ đồng, tình đoàn kết đã thâu tóm nhân tâm, tạo thành chỗ dựa tinh thần vững chắc cho họ? Vẫn còn đấy không khí hào hùng bất diệt: một trận Bạch Đằng chấm dứt gần ngàn năm Bắc thuộc của Ngô Quyền, một phòng tuyến Như Nguyệt với bài thần thi đanh thép khẳng định chủ quyền quốc gia mà Lý Thường Kiệt quét tan quân Tống…

Cha ông xưa chưa từng biết cúi đầu, lẽ nào hôm nay Trần triều ta khiếp nhược? Vậy là cuộc đọ sức lịch sử của quân dân Đại Việt và bộ tộc Tartare (Thát-đát) đã chính thức được châm ngòi!

(St)

Hào khí Đông A - Dấu son của lòng yêu nước (I)

Bảo Khanh của mẹ,

Biết là con yêu thích lịch sử, mẹ chép vào Blog mấy bài hay cho con đọc. Con vẫn thường hỏi mẹ trăm ngàn câu hỏi vì sao ? Vì sao nhà Trần lại lấy lẫn nhau ? Anh lấy em họ, cháu lấy cô...Và tưởng như phút nào đó, trong con có sự khinh thường nền luân lý của nhà Trần ???

Con à, mẹ họ Trần, va mẹ lúc nào cũng tự hào mà nói rằng họ Trần là dòng họ vẻ vang và vinh quang nhất trong lịch sử VN. Một dòng họ luôn biết hy sinh và chịu đựng, nhân ái và ôn hoà, một dòng họ cống hiến cho lịch sử biết bao anh hùng dân tộc mà toàn là hoàng tử và công chúa : Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật, Trần Hưng Đạo, Trần quốc Toản..., An Tư Công Chúa, Huyền Trân Công Chúa

Con bắt đầu đọc nhé, con yêu

“Hào khí Đông A” đơn giản là “Hào khí thời Trần”, tức khí thế chống giặc ngoại xâm của quân dân nhà Trần, vì chữ “Trần” có thể đọc theo lối chiết tự là “Đông A”.

Có thể nói lần đầu tiên và cũng là lần duy nhất trong lịch sử Việt Nam, nhà Trần là một triều đại, đã có thể tạo được sự đồng tâm nhất chí tối cao, trên- dưới, gái-trai,trẻ- già, quân-dân… như một. Ngay cả trong các cuộc kháng chiến của dân tộc ta trước đây và sau này, cũng chưa chắc sánh được.

Sự ra đời và phát triển của triều đại đặc biệt này cho đến nay vẫn còn là một đề tài tranh cãi của nhiều luồng ý kiến khác nhau.

Bởi chỉ riêng sự ra đời của nhà Trần, bản thân nó vốn đã mang rất nhiều điều đặc biệt, khó gặp ở bất cứ đâu, trong lịch sử của bất cứ quốc gia nào.

Nói về xuất xứ nhà Trần, có câu phong sử rằng:

“Một ngày dựa mạn thuyền rồng
Còn hơn muôn kiếp ở trong thuyền chài.”

Phải nhớ lại, lúc bấy giờ, cơ đồ vàng son hơn 200 năm của nhà Lý đã mục ruỗng và thối nát không gì cứu vãn nổi. Nội chiến xảy ra triền miên, vua Lý không còn khả năng điều khiển đất nước, thậm chí không còn khả năng điều khiển được hoạt động của triều đình. Thái tử nhà Lý khi ấy là Lý Hạo Sảm, đã phải bỏ cả hoàng thành mà lưu vong bên ngoài.

Đại Việt sử kí toàn thư ghi lại, vào năm Kỉ Tị 1209:

“Hoàng Thái Tử (Lý Hạo Sảm) chạy đến thôn Lưu Gia ở Hải Ấp, nghe tiếng con gái của Trần Lý là Trần Thị (tức Trần Thị Dung) có nhan sắc đẹp, bèn lấy làm vợ”.

Đây chính là cuộc hôn nhân định mệnh, đưa nhà họ Trần, vốn là một dòng họ giàu có nhờ nghề đánh cá, chính thức bước lên vũ đài chính trị và lịch sử Việt Nam.

Những cái tên như: Trần Lý, Trần Tự Khánh, Trần Thừa, mà nổi bật nhất là Trần Thủ Độ, đã đi vào sử sách.
Nếu Trần Lý, Trần Tự Khánh, Trần Thừa…v.v đã cùng nhau hợp sức dựa vào sự tin dùng, ưu ái của vua Lý để đưa họ Trần lên vị trí một dòng họ có thế lực mạnh mẽ trong triều đình nhà Lý; thì Trần Thủ Độ là người đã đặt nền tảng vững chắc, rồi sau đó là thực hiện kế hoạch “Đổi Lý thay Trần” êm thấm, nhanh gọn đến khó tưởng tượng nổi.

Ngay cả Trần Thị Dung, thân là hoàng hậu triều Lý, nhưng nhà sử học Ngô Sĩ Liên đã phải nhận xét về bà như sau:

“Công của bà giúp nội trị cho nhà Trần nhiều hơn báo đáp cho nhà Lý. Thế mới biết sinh ra Linh Từ( tức Trần Thị Dung) là để mở mang cơ nghiệp cho nhà Trần vậy.”

Đứng trên quan điểm Nho giáo vốn coi trọng “Tam cang”, “Ngũ thường”, thì việc làm của họ Trần là phản nghịch, . Nhưng nếu nhìn ở góc độ khác, họ Trần “công nhiều hơn tội”. Khi nhà Lý đã mục nát nặng nề, sự tồn tại đã làm trì trệ sự phát triển của dân tộc và đất nước; thì “Đổi Lý thay Trần” chính xác là việc phế lập phù hợp với quy luật hưng vong.

Và thử hỏi, giả sử Trần Thủ Độ năm xưa không dựa vào sự chơi đùa con trẻ giữa Lý Chiêu Hoàng và Trần Cảnh, tiếp tục tác hợp nên một cuộc hôn nhân định mệnh nữa giữa hai họ Lý-Trần, thì lấy đâu ra việc nữ vương Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng- mà sau này chính là Trần Thái Tông anh minh thần võ, lãnh đạo thành công cuộc kháng chiến chống Nguyên-Mông lần thứ nhất; viết nên những trang chiến tích oanh liệt đầu tiên cho hào khí Đông A?
Ngay như Trần Thủ Độ, có thể nói là con người đầy cơ mưu, một tay khai sinh, duy trì và phát triển đế nghiệp cho dòng họ mình, thẳng thừng dẹp bỏ các thế lực chống đối; nhưng bản thân ông cũng là một vị anh hùng dân tộc, khí phách tài ba một đời dốc hết cho sơn hà xã tắc, đáng để đời sau học hỏi

(St)

Thử bào chữa cho Hoàng Đế Lê Long Đĩnh

Trong tâm trí người Việt Nam, Lê Long Đĩnh là ông vua xấu xa đồi bại nhất trong lịch sử dân tộc. Có phải như vậy không?

Ông vua bị “đóng đinh” trong lịch sử

Học giả Trần Trọng Kim đã đúc kết toàn bộ sự nghiệp của ông vua cuối cùng nhà tiền Lê - Lê Long Đĩnh bằng một đoạn sau đây trong Việt Nam sử lược: "Long Đĩnh là người bạo - ngược, tính hay chém giết, ác bằng Kiệt, Trụ ngày xưa.

Khi đã giết anh rồi, lên làm vua thường cứ lấy sự giết người làm trò chơi: có khi những tù phạm phải hình, thì bắt lấy rơm tẩm dầu quấn vào người rồi đốt sống; có khi bắt tù trèo lên cây rồi ở dưới sai người chặt gốc cho cây đổ; có khi bỏ người vào sọt rồi đem thả xuống sông.

Làm những điều ác như thế thì lấy làm thích chí. Một hôm lấy mía để lên đầu nhà sư mà róc vỏ, rồi thỉnh - thoảng giả tảng nhỡ tay bổ dao vào đầu sư chảy máu ra, trông thấy thế làm vui cười. Còn khi ra buổi chầu, có ai tấu sớ điều gì thì cho những thằng hề nói khôi - hài hay là nhại tiếng làm trò.

Long Đĩnh làm vua được 2 năm đổi niên -hiệu là Cảnh - thụy (1008-1009). Sang năm sau là năm Kỷ - Dậu (1009) thì mất, làm vua được 4 năm, thọ 24 tuổi.

Vì lúc sống dâm-dục quá độ, mắc bệnh không ngồi được, đến buổi chầu thì cứ nằm mà thị triều, cho nên tục gọi là Ngọa-triều".

Việt Nam sử lược là cuốn sách lịch sử Việt Nam đầu tiên viết bằng chữ quốc ngữ, được biên soạn rất công phu, giá trị lớn nhất của nó là hệ thống lại toàn bộ lịch sử nước nhà (cho đến thời Pháp thuộc) một cách súc tích, dễ hiểu, bởi vậy đây là cuốn sách lịch sử được phổ cập rộng lớn nhất trong thế kỷ 20. Nhiều thế hệ người Việt Nam tiếp cận một cách hệ thống lịch sử nước nhà chủ yếu thông qua cuốn sách này. Với đoạn sử phổ cập đó, Lê Long Đĩnh được "đóng đinh" trong tâm trí người Việt Nam là ông vua gian ác đồi bại nhất trong lịch sử. Tất cả các sách giáo khoa lịch sử từ đó đến nay cũng đều mô tả Lê Long Đĩnh đúng như vậy.

Nhưng đoạn viết về Lê Long Đĩnh trong Việt Nam sử lược và trong các sách giáo khoa lịch sử sau này, là lược chép lại từ Đại Việt sử ký toàn thư và một số cuốn sử cũ khác viết bằng chữ Hán. Mà Đại Việt sử ký toàn thư chép về Lê Long Đĩnh không chỉ có như vậy.

Người đầu tiên thỉnh kinh Phật về nước

Trong một lần trao đổi về lịch sử Phật giáo, một vị thiền sư nhắc chúng tôi, rằng Lê Long Đĩnh là ông vua đầu tiên cử người đi lấy kinh Đại Tạng cho Phật giáo, rằng sư Vạn Hạnh, thiền sư Khuông Việt Ngô Chân Lưu cũng như các cao tăng khác thời đó đều được Lê Long Đĩnh rất trọng vọng... Nghe quá lạ so với những gì mà mình được học, tôi lần giở những trang sử có liên quan đến Lê Long Đĩnh.

Trong Việt Nam Phật giáo sử lược (in lần đầu năm 1943), thiền sư Thích Mật Thể viết: "Niên hiệu Ứng Thiên thứ 14 (1008), sau khi nước ta đã hòa với Tống rồi, vua Đại Hành sắc ông Minh Xưởng và ông Hoàng Thành Nhã sang sứ nước Trung Hoa, cống hiến đồ thô sản và xin vua Tống ban cho bộ "Cửu kinh" và "Đại Tạng kinh". Vua Tống trao cho những bộ ấy và cho sứ giả đưa về. Đó là lần đầu tiên nước ta cho người sang cầu kinh bên Trung Hoa vậy".

Do nhầm lẫn hoặc cũng có thể do ghét Lê Long Đĩnh, thiền sư Thích Mật Thể đã viết đoạn này không đúng, vì Lê Đại Hành mất năm 1005. Lê Long Đĩnh làm vua từ năm 1006 và đến năm 1008 vẫn giữ niên hiệu Ứng Thiên của vua cha. Đại Việt sử ký toàn thư chép như sau: "Đinh Mùi/Ứng Thiên/năm thứ 14 [1007], (Vua vẫn dùng niên hiệu Ứng Thiên; Tống Cảnh Đức năm thứ 4). Mùa xuân, (vua Lê Long Đĩnh) sai em là Minh Xưởng và Chưởng thư ký là Hoàng Thành Nhã dâng tê ngưu trắng cho nhà Tống, xin kinh Đại Tạng". Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục cũng chép: "Đinh Mùi, năm thứ 14 (1007)... Nhà vua (Lê Long Đĩnh) sai Minh Xưởng và chưởng thư ký là Hoàng Thành Nhã đem con tê trắng sang biếu nhà Tống, dâng biểu xin cửu kinh và kinh sách Đại Tạng. Nhà Tống ưng thuận cho cả". Như vậy "lần đầu tiên nước ta cho người sang cầu kinh bên Trung Hoa" chính là do vua Lê Long Đĩnh.

"Cửu kinh" gồm Kinh Dịch, Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Xuân Thu, Hiếu Kinh, Luận Ngữ, Mạnh Tử và Chu Lễ là 9 bộ sách vĩ đại nền tảng của văn minh Trung Hoa lần đầu tiên "nhập" vào nước ta là do Lê Long Đĩnh lấy về. Còn kinh Đại Tạng là gì ? Đó là Đại Tạng Kinh chữ Hán - bảo vật vô giá của Phật giáo và của văn hóa thế giới. Bộ sách đó, theo lịch sử Phật giáo, là một bộ sách vĩ đại được rất nhiều thế hệ các cao tăng Trung Hoa vượt qua biết bao gian truân khổ ải dày công thu thập, sưu tầm và dịch thuật suốt 1.000 năm, từ thế kỷ thứ nhất đến cuối thế kỷ thứ 10 (đời Tống Thái Tổ) mới in thành sách lần đầu tiên gồm 5.000 quyển (riêng việc khắc bản phải mất 12 năm). Bộ sách đó không chỉ là tổng vựng các kinh sách Phật giáo mà còn hàm chứa rất nhiều lĩnh vực triết học, lịch sử, văn học, nghệ thuật, thiên văn, toán học, y dược... Một ông vua lần đầu tiên biết đem những di sản vĩ đại như vậy về nước để xây dựng, phát triển nền văn hóa dân tộc, liệu có thể gọi là hôn quân? Và một ông vua đã trực tiếp sai em mình đi xin kinh sách về cho Phật giáo, ông vua đó có thể nào "lấy mía để trên đầu nhà sư mà róc" ?

“Tư duy kinh tế”

Lê Long Đĩnh là ông vua biết chỉnh đốn triều chính. Một năm sau khi lên ngôi ông đã "Sửa đổi quan chế và triều phục của các quan văn võ và tăng đạo, theo đúng như nhà Tống" (theo Đại Việt sử ký toàn thư). Nhưng không chỉ có vậy. Đại Việt sử ký toàn thư còn chép: "Kỷ Dậu, /Cảnh Thụy/ năm thứ 2 (1009) ...Vua (Lê Long Đĩnh) lại xin được đặt người coi việc tại chợ trao đổi hàng hóa ở Ung Châu, nhưng vua Tống chỉ cho mua bán ở chợ trao đổi hàng hóa tại Liêm Châu và trấn Như Hồng thôi". Thế kỷ thứ 11, không chỉ nước ta mà hầu khắp thế giới, kinh tế đều tự cấp tự túc. Phải có một "tư duy kinh tế" vượt xa thời đại mới biết "xin đặt người coi việc tại chợ trao đổi hàng hóa ở Ung Châu", tức là sâu trong nội địa Trung Quốc, việc đó giống như việc đặt Văn phòng đại diện thương mại ở nước ngoài bây giờ. "Tư duy kinh tế" đó mãi mấy trăm năm sau mới được biết đến ở phương Tây. Một hôn quân có nghĩ ra được điều này không ?

Đại Việt sử ký toàn thư chép tiếp: "(1009)... Vua đi Ái Châu, đến sông Vũ Lung. Tục truyền người lội qua sông này phần nhiều bị hại, nhân thế vua sai người bơi lội qua lại đến ba lần, không hề gì. Xuống chiếu đóng thuyền để ở các bến sông Vũ Lung, Bạt Cừ, Động Lung bốn chỗ để chở người qua lại". Cũng trong năm 1009: "Bọn Ngô đô đốc, Kiểu hành hiến dâng biểu xin đào kênh, đắp đường và dựng cột bia ở Ái Châu. Vua xuống chiếu cho lấy quân và dân ở châu ấy đào đắp từ cửa quan Chi Long qua Đỉnh Sơn đến sông Vũ Lung" (sách đã dẫn). "... Đến Hoàn Giang, sai Phòng át sứ là Hồ Thủ Ích đem hơn 5 nghìn quân của châu Hoan Đường, sửa chữa đường từ sông Châu Giáp đến cửa biển Nam Giới để quân đi cho tiện" (sách đã dẫn).

Rõ ràng chỉ mấy tháng trước khi chết (Lê Long Đĩnh chết vào tháng 10 năm đó), Lê Long Đĩnh còn chăm lo việc đào kênh, mở mang đường sá và đến tận nơi xem xét rồi xuống chiếu đóng thuyền bè đi lại cho dân. Một ông vua suốt ngày ham mê tửu sắc không đi lại được đến mức phải "ngọa triều", ông vua đó có thể làm được những chuyện có ý nghĩa như vậy không ?

Không ngồi được sao 6 lần cầm quân đánh giặc?

Ngoài những chuyện lớn nói trên, Lê Long Đĩnh còn nhiều lần cầm quân dẹp giặc. Cũng theo Đại Việt sử ký toàn thư, ngay trong năm đầu tiên làm vua: "Ngự Bắc Vương cùng Trung Quốc Vương chiếm trại Phù Lan làm phản. Vua thân đi đánh". Tiếp đó: "... đem quân đánh Ngự Man Vương ở Phong Châu. Ngự Man Vương phải chịu hàng... Từ đấy về sau các vương và giặc cướp đều hàng phục cả" (sách đã dẫn). Và giữa lúc đánh trại Phù Lan "chợt thấy trạm báo tin là giặc Cử Long vào cướp đã đến cửa biển Thần Đầu (nay là cửa biển Thần Phù). Vua về đến sông Tham đi sang Ái Châu để đánh giặc Cử Long" (sách đã dẫn).

Năm đó Lê Long Đĩnh 3 lần thân chinh dẹp loạn. Năm 1008 "Vua thân đi đánh hai châu Đô Lương, Vị Long" (sách đã dẫn). Tiếp đó "lại tự làm tướng đi đánh Hoan Châu và châu Thiên Liễu" (sách đã dẫn). Và tháng 7 cùng năm "vua thân đi đánh các châu Hoan Đường, Thạch Hà" (sách đã dẫn). Như vậy là chỉ trong 4 năm làm vua, Lê Long Đĩnh đã 6 lần trực tiếp làm tướng cầm quân ra trận, lần cuối cùng chỉ cách 2 tháng trước khi ông mất. Cầm quân đánh giặc liên miên như vậy phải là một người cường tráng, người "dâm dục quá độ, mắc bệnh không ngồi được" sao có thể làm nổi ?

Sự thật hay lời đồn?

Về chuyện Lê Long Đĩnh giết anh để lên làm vua cũng cần xem xét. "Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Sách Dã sử chép rằng: Đại Hành băng, Trung Tông vâng di chiếu nối ngôi. Long Đĩnh làm loạn, Trung Tông vì anh em cùng mẹ không nỡ giết, tha cho. Sau Long Đĩnh sai bọn trộm cướp đêm trèo tường vào cung giết Trung Tông." (sách đã dẫn). Chúng ta thấy gì trong đoạn này? Thứ nhất, chuyện này Đại Việt sử ký toàn thư chép lại từ "Dã sử". Dã sử có thể tin được nếu có căn cứ để đối chiếu hoặc nó hợp logic, nếu không nó chỉ có giá trị như một lời đồn. Thứ hai, đã là dã sử mà còn nói "Long Đĩnh sai bọn trộm cướp đêm trèo tường vào cung giết Trung Tông". Quy cho người khác tội chủ mưu giết người thì phải có chứng cứ. Ai làm chứng và tài liệu nào chứng minh việc Lê Long Đĩnh "sai bọn trộm cướp"? Chắc chắn là không có ai cả và không có bất cứ tài liệu nào. Một lời đồn đã là không có cơ sở, một lời đồn nói về một việc không thể có chứng cứ càng không có cơ sở.

Vả lại, theo Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục: “Khi vua Long Việt bị giết, bầy tôi đều chạy trốn cả, chỉ có Điện tiền quân Lý Công Uẩn ôm thây vua mà khóc. Long Đĩnh cho là trung nghĩa cất lên làm chức Tứ sương quân phó chỉ huy sứ”. Giết vua, giết anh là bất trung bất nghĩa. Kẻ bất trung bất nghĩa khó mà trọng dụng được người trung nghĩa. Vì vậy việc Lê Long Đĩnh giết anh chỉ nên coi cùng lắm là một "nghi án" mà thôi, không nên đem ra làm một sự thật dạy cho học trò. Cũng như cái chết của Lê Long Đĩnh, Ngô Thì Sĩ chép trong Đại Việt sử ký tiền biên như sau: "Lý Thái Tổ rất căm phẫn trước tội ác giết anh cướp ngôi của Khai Minh Vương (tức Lê Long Đĩnh), nhân lúc Khai Minh Vương bệnh tật, sai người vào đầu độc giết đi rồi giấu kín việc đó, nên sử không được chép". Lời đó của Ngô Thì Sĩ chúng ta chưa bao giờ coi là sự thật cả, sao lại coi việc Lê Long Đĩnh giết anh là sự thật ?

H.H.V

(st từ www.thanhnien.com.vn)

Một vài loại Công KHố Phiếu đã phát hành



Loạt B : 22%









Loại 1 triệu đồng



p/h tại Mỹ Tho & Huế :





Loại siêu mệnh giá ký danh và vô ký danh (viết tay) :

Một vài loại Công KHố Phiếu đã phát hành

Loại mệnh giá : 100.000 đồng - Công Khố Phiếu lọai đặc biệt (loạt D) p/h 1974 Sài Gòn và 27-3-1975 Cần Thơ lãi suất 26%/năm.



Tổng Nha Ngân Khố có đóng dấu định kỳ 12 tháng :



p/h tại Gia Định :



Loại mệnh giá : 100.000 đồng - Công Khố Phiếu lọai đặc biệt Vô Ký Danh (loạt D) p/h 1974 Sài Gòn.



Loại mệnh giá : 100.000 đồng - Công Khố Phiếu lọai định kỳ 12 tháng (loạt D) p/h 1974 Sài Gòn.




p/h tại Tổng Nha Ngân Khố & Vô Ký Danh :



Loại mệnh giá : 100.000 đồng - Công Khố Phiếu lọai đặc biệt 12 tháng (loạt E) p/h tại Đà Nẵng 17-03-1975 và loại định kỳ 12 tháng Vô Ký Danh (loạt E) p/h 1974 Sài Gòn.



Loại mệnh giá : 100.000 đồng - Công Khố Phiếu lọai định kỳ 12 tháng lãi suất 22% rồi 24% (loạt E) p/h 1974 Sài Gòn và Chợ Lớn.



Vô Ký Danh p/h ở Đà Lạt :



Loạt D phát hành ở Huế & Gia Định







CKP p/h tại Đà Nẵng 5/1974



Biên Hoà 3-1975

Một vài loại Công KHố Phiếu đã phát hành

Loại mệnh giá : 20.000 đồng Quân Công- Công Khố Phiếu (loạt A)

Tổng Nha Ngân Khố :



Phát hành ở Ty Ngân khố Đô Thành



Gia Định :



Đà Lạt :



Loại mệnh giá : 50.000 đồng Quân Công- Công Khố Phiếu (loạt A)



Ty Ngân Khố Đô Thành :



Loại mệnh giá : 50.000 đồng - Công Khố Phiếu (loạt B)



Loại mệnh giá : 50.000 đồng - Công Khố Phiếu Vô Ký Danh (loạt C)



Ty Ngân Khố Đô Thành :



Loại mệnh giá : 50.000 đồng - Công Khố Phiếu (loạt C) phát hành ở Cần Thơ với con dấu Trưởng Ty Ngân Khố Cần Thơ . Trong trường hợp do Tổng Nha Ngân Khố tại Sài Gòn phát hành thì con dấu là con dấu chìm.



Loại mệnh giá : 50.000 đồng - Công Khố Phiếu (loạt C) phát hành ở Mỹ Tho với con dấu Trưởng Ty Ngân Khố Mỹ Tho.



Vô Ký Danh p/h ở Đà Lạt:



Loại mệnh giá : 50.000 đồng - Công Khố Phiếu lọai đặc biệt (loạt D)

P/h tại Gia Định :