Bác sĩ : HỔ ĐẮC DUY
Đó là tên một con đường của Huế ngày xưa nên thơ nằm giữa một ngọn đồi thấp xanh mướt những tàng cây và sông Hương thâm trầm mơ mộng . Con đường cứ thế chạy mãi chạy mãi cuối cùng gặp một bức trường thành bằng đất đỏ chắn ngang gọi là Thành Lồi , chứng tích một thời vàng son của vương quốc Champa , Người Huế chọn tên Công Chúa để đặt tên cho con đường vô tình hay hữu ý đã lồng lấy số phận đầy kịch tính của một trang quốc sắc thiên hương lên số phận của con đường chăng ?
Còn ở Sàigon con đường mang tên Huyền Trân hầu như không có nhà , thật ngắn với những hàng cây cao vút , nằm sau lưng dinh Norodome . Đêm đêm con đường vắng vẻ chính là nơi hò hẹn của những cặp tình nhân nên một thời nó được mệnh danh là con đường của tình yêu và tội lổi !
Dư luận và một số sử gia lại gán ghép tên nàng vào một uẫn tình không có thật,đúng hơn là một mối ô nhục khi bảo rằng nàng đã tư thông với Trần Khắc Chung !
Tư thông là một từ mô tả việc quan hệ tình dục có sự dồng ý của cả hai phía một cách bất chính.
Bài viết này sẽ nêu ra những luận chứng mang tính khoa học không chỉ đễ minh oan mà còn đòi hỏi lịch sử phải trả lại sự vẹn tòan phẫm giá và tấm lòng trung trinh, danh dự không những cho công chúa, Thượng hòang Trần Nhân Tông cha của nàng và cả triều đình bấy giờ mà lẻ ra hậu thế phải tri ân thay vì ngộ nhận
Trần Khắc Chung là ai ?
Đại Việt Sử Ký Tòan Thư (ĐVSKTT) trang 64,113 chép : Trần Khắc Chung tên thật Đỗ Khắc Chung người ở Giáp Sơn cùng quê với mẹ của vua Trần Hiến Tông và cũng là thầy dạy học của hai vì vua Trần Minh Tông , Hiến Tông.
Năm Ất Dậu, Thiệu Bảo năm thứ bảy (1285) .Khắc Chung làm Chi hậu cục thủ có em ruột Đỗ Thiên Hư cũng là một người nổi tiếng đương thời từng được cử làm Sứ thần sang Nguyên năm 1288.
Đỗ Khắc Chung lấy Bảo Hòan. Khỏang đời Trùng Hưng, người Nguyên vào cướp, cha mẹ Bảo Hòan hàng giặc, ruộng đất, tài sản đều bị tịch thu sung công. Đến khi vua lên ngôi, xuống chiếu trả lại.
Mùa hạ tháng 4 năm Kỷ Sửu (1289) Ông là một trong những người có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên năm 1285 được vua ban quốc tính nên đổi là Trần Khắc Chung và được phong chức Đại Hành Khiển ( tương đương chức vụ Thủ Tướng Chính Phủ ngày nay) vào năm 1289 là lúc công chúa Huyền Trân vừa chào đời . Người đời đều khen ông là giỏi. Mất năm 1330 cùng với Trần Nhật Duật , được tặng chức Thiếu Sư một chức đứng hàng thứ hai thời bấy giờ , được đưa về an táng ở Giáp Sơn .
Ông đã giữ nhiều chức vụ khác nhau và quan trọng trong suốt bốn triều đại (Trần Nhân Tông , Trần Anh Tông , Trần Minh Tông , Trần Hiến Tông) , Ông đã từng là thuyết khách , Tể tướng, Thượng Thư , Ngự Sử đại phu, Đại an phủ kinh sư , Quan Nội Hầu , Sư Bảo và là sứ giả cùng với An Phủ Sứ Đặng Vân chỉ huy chiến dịch cứu thóat Công Chúa Huyền Trân ,..
Ông là một người tu theo đạo Phật , môn phái Thiền tông , là người viết lời bạt cho tập "Tuệ Trung Thượng sĩ" do nhà sư Pháp Loa biên tập và vua Trần Nhân Tông hiệu đính.
Ông thường được các vua Trần hỏi ý kiến và kính trọng, là cột trụ của nhiều triều đại hiễn hách đời Trần, sống cùng thời với vua Trần Nhân Tông, Trần Hưng Đạo ,Trần quang Khải , Phạm ngũ Lão , Mạc đỉnh Chi.....
Ntilde;ánh giá về Trần Khắc Chung ĐVSKTT trang 52 chép rằng Vua (Hòang Đế Trần Nhân Tông) mừng nói rằng: " Ngờ đâu trong đám ngựa kéo xe muối lại có ngựa kỳ ngựa ký như thế!" ( Ngựa kỳ, ngựa ký là chỉ những lọai ngựa quý, ngựa tốt )
Còn Ô Mã Nhi là một tướng của quân Nguyên thì bảo với các các tướng dưới quyền rằng:"Người này ở vào lúc bị uy hiếp mà lời lẽ tự nhiên, không hạ chủ nó xuống là Chích, không nịnh ta lên là Nghiêu, mà chỉ nói "Chó nhà cắn người"; giỏi ứng đối . Có thể nói là không nhục mệnh vua. Nước nó còn có người giỏi, chưa dễ mưu tính được " (ĐVSKTT trang 52)
No comments:
Post a Comment