Lai lịch Vua Chiêm Thành Chế Mân
Chế Mân là con trưởng của vua Jaya Indravarman V, là anh cả trong gia đình có 5 con trai ( Kinh thế đại điễn tự lục -NS , tờ 5a quyển 210 )
Trong cuộc kháng chiến của dân tộc Chiêm Thành chống lại quân xâm lược Mông Cổ vào các năm 1282 -1285 thì tất cả mọi quyền hành và các quyết định quan trọng nhất đều ở trong tay Chế Mân vì vua Chàm đã già rồi . Chế Mân là Đại tướng cầm quân Champa đánh nhau với quân Toa Đô ở Vijaya ( Qui Nhơn ) Kinh đô của Champa , một vị anh hùng trẻ tuổi của dân tộc Champa
Trong tác phẩm Cuộc Kháng Chiến chống xâm lược Nguyên Mông thế kỷ XIII của Hà Văn Tấn- Phạm thị Tâm, trang 130 dẫn chứùng từ Nguyên Sử quyển 12, bản kỷ tờ 3b trang 4a đã viết về Chế Mân như sau : " ... Ngày 16 tháng 7 năm 1282 Hốt tất Liệt ra lệnh điều động 5 nghìn quân của các tỉnh Hòai Triết Phúc Kiến..100 hải thuyền, 250 chiến thuyền giao cho Toa Đô chỉ huy chuẩn bị đánh chiếm Chiêm Thành...Một trong những người cương quyết chống lại âm mưu xâm lược của Hốt tất Liệt là thái tử Harijit ( Chế Mân ) con vua Indravarman V.. Lúc bấy giờ vua Chiêm đã già . Chế Mân nắm tất cả trọng trách trong nước. "
Marco Polo trong " Đến Chiêm Thành năm 1285" có viết : " Vua Jaya Indravarman V chống cự với Toa Đô trong các thị trấn và thành quách vững chắc, ông không sợ gì cả..." Và Marco Polo nhận định về Chế Mân ".... một người thanh niên anh hùng đó đã không chịu lùi bước trước kẻ thù ".
Trong Chiêm Thành truyện trang 4a của Nguyên Sử thì đánh giá Chế Mân như sau " Chế Mân con vua Chiêm chuyên giữ việc nước , cậy hiểm không phục "
Trong Kinh thế đại điển tự lục tờ 570 Chép lời Hốt Tất Liệt nhận định về Chế Mân như sau..." Lão Vương (Indravarman V) không có tội gì , kẻ nghịch mệnh là con (Chế Mân) của y , nếu bắt được thì cứ theo như việc cũ của Tào Bân, trăm họ không giết một người "
Trong An Nam truyện của Nguyên Sử , quyễn 209 trang 5b chép "...ngày 16 tháng 4 năm 1284 . An phủ Sứ Quỳnh Châu là Trần Trọng Đạt nghe Trịnh thiên Hựu nói rằng Giao Chỉ thông mưu với Chiêm Thành , sai 20000 quân và 500 thuyền ứng viện. Vua Trần nhân Tông lại gởi thư đến hàng tỉnh , đại lược nói Chiêm thành nội thuộc tiểu quốc, đại quân đến đánh thật đáng xót thương "
Xem như vậy giữa Vua Trần Nhân Tông và Chế Mân đã có một sự gắn bó ,liên kết với nhau trong một liên minh chống lại trong mưu đồ đánh chiếm vùng Đông Nam Á của quân Mông Cổ
Tiểu sử của Công Chúa Huyền Trân
Công Chúa là con gái út của vua Trần Nhân Tông là em ruột của vua Trần Anh Tông và Quốc phụ thượng tể Trần quốc Chẩn , nàng sinh vào khỏang năm Kỷ sửu Trùng Hưng năm thứ 5(1289) năm mà Trần Hưng Đạo dùng kế để giết Ô Mã Nhi
Năm 1306 gả Công chúa Huyền Trân thì Thượng hòang Nhân Tông (1258-1308) khỏang 47 tuổi , vua Anh Tông (1276-1320) ở tuổi xấp xỉ 30 và Công chúa độ 18 , vua Chế Mân vào khỏang 35 đến 40 và Trần Khắc Chung 40-50.
Sở dĩ tính được như vậy vì trong cuộc kháng chiến chống Mông Cổ của Vương quốc Champa vào năm 1283 thì Chế Mân đã là Thái Tử cầm quân Champa đánh nhau với quân Toa Đô ở Thành Gỗ gần Kinh đô Vijaya của Champa , còn Trần Khắc Chung lúc nhận nhiệm vụ thuyết khách , đi gặp tướng Mông Cổ Ô Mã Nhi vào tháng giêng năm 1285 ít nhất cũng phải trên 20 tuổi . Ở thời điễm gã Công chúa Huyền Trân, Trần Khắc Chung khỏang 40 đến 50 tuổi
Bác sĩ Hồ Đắc Duy
(St)
No comments:
Post a Comment