Thursday, March 5, 2009

CÔNG CHÚA CÓ THUẬN LÒNG TƯ THÔNG VỚI TRẦN KHẮC CHUNG HAY KHÔNG ?.

VỀ PHẦN CÔNG CHÚA HUYỀN TRÂN THÌ CÔNG CHÚA CÓ THUẬN LÒNG TƯ THÔNG VỚI TRẦN KHẮC CHUNG HAY KHÔNG ?.

Sau chiến thắng quân Nguyên ,tháng 8 năm Giáp Ngọ (1294) Thượng Hòang Nhân Tông cất quân đánh Ai Lao như một lời nhắn nhũ các quốc gia trong vùng, và nếu ông muốn xâm chiếm các nước khác thì không phải là chuyện không làm được . Bấy giờ các quốâc gia này mỗi năm đều có triều cống cho Đại Việt . Cho nên việc Thượng Hòang Trần Nhân Tông gã Công Chúa Huyền Trân cho Vua Champa ngòai việc thắt chặc bền vững thêm mối dây liên kết, tạo thêm sự hòa hiếu giữa hai nước, chắc chắn Thượng hòang Nhân Tông một vị anh hùng dân tộc đã từng đánh bại quân xâm lược Mông Cổ hai lần, một nhà ngoại giao khôn khéo, một vị lảnh đạo tài ba và cũng là một vị thiền sư trầm mặc phải có một cái nhìn như thế nào về Chế Mân và hạnh phúc lứa đôi cho người con gái yêu dấu của mình khi ngài quyết định gả Công Chúa cho Vua Champa lúc đó nàng mới lên 12 tuổi.(1301) Sau khi hứa gả Thượng hòang Trần Nhân Tông chắc chắn đã phải sửa sọan cho Công chúa một chế độ giáo dục đặc biệt nhất là về ngôn ngữ phong tục, văn hóa Champa.

Thượng hòang chỉ cho phép thực hiện điều đó khi cô con gái cưng của ông đến tuổi trưởng thành, vững vàng trong cuộc sống chồng vợ và có một số vốn kiến thức văn hóa, phong tục, tập quán cũng như ngôn ngữ Champa .

Không biết Vua Trần Nhân Tông có nghĩ rằng mình trở thành ông ngọai của vị Hòang đế của Champa trong tương lai hay không? Và ông có nghĩ là công chúa Huyền Trân sẽ thực sự trở thành Đệ nhất phu nhân của vương quốc Champa thay thế cho Hòang Hậu vợ vua Chế Mân là công chúa nước Java đã chết trước đó nhiều năm ?

Tháng 6 năm 1306 Chế Mân rước nàng về làm vợ , nàng vừa đúng 18 tuổi.

Tháng 5 năm 1307 Chế Mân chết.

Tháng 9 năm 1307 Công chúa Huyền Trân sinh Thế Tử Chế Đa Da tại kinh đô Vijaya.

Mất một tháng cho chuyến hành trình rước dâu đi từ Thăng Long cho đến Kinh đô Champa thì sớm nhất để công chúa có mặt ờ Champa và chung sống với Chế Mân cũng vào khỏang cuối tháng 7 hay trung tuần tháng 8 năm 1307.

Nếu tính sát sao như vậy , khi Chế Mân qua đời thì Công chúa mang thai được 4 đến 5 tháng.

Theo phong tục vương triều Champa thì lễ trà tỳ cho vua là 7 đến 10 ngày sau khi vua băng hà.

Người ta không hỏa táng đối với phụ nữ đang mang thai, trẻ sơ sinh và những người vị thành niên vì người Bà la môn tin rằng phải chôn để cho những người này về với cát bụi, còn ngưởi trưởng thành thì hỏa táng để cho họ trở về với hư không và đó cũng là lý do mà tại sao công chúa không bị hỏa táng theo Chế Mân.

Tháng 10 , An phủ sứ Đặng Vân và Trần Khắc Chung sang đón Công chúa Huyền Trân, lúc đó công chúa đang ở trong thời gian hậu sản, công chúa vừa sinh xong tháng trứơc.

Thử phân tích tâm lý và tình trạng hậu sản của công chúa Huyền Trân lúc bấy giờ ta thấy có vài điểm cần lưu ý :

Chồng vừa mới chết.

Sinh con so, sinh con ở một nơi không có ai thân thuộc như mẹ, dì, chị em...ở một xứ có phong tục tập quán sinh nở khác với Đại Việt, điều này gây nên một tâm lý hỏang sợ lo âu cho sản phụ, một ấn tượng sợ hãi có thể kéo dài trong nhiều tháng.

Công chúa đang ở trong thời gian hậu sản, về phương diện y học thì thời gian hậu sản nầy kéo dài vài tháng đến nửa năm, nếu như cách đây 700 năm với hiểu biết vệ sinh, phòng bệnh và các phương tiện, thuốc men chăm sóc cho một sản phụ sau khi sinh nở thì còn rất lạc hậu , đâu có cắt tầng sinh môn, đâu có trụ sinh, phòng cách ly vô trùng như bây giờ, vả lại đối với công chúa đây là lần sinh đầu tiên trong đời, sinh con so khó khăn gấp nhiều lần sinh con rạ, thời gian để lành vết thương hay rách âm đạo, thời gian để co hồi tử cung, hoặc nhiễm trùng hậu sản và phần phụ có thể kéo dài rât lâu, theo phong tục tập quán của người Việt Nam thời gian "phong long" là 3 tháng 10 ngày, ngưởi ta thường thường có thói quen treo trứớc phòng sản phụ một nắm lá cây có cây xương rồng, dó là một dấu hiệu, nhắc nhở cho người đàn ông biết chỉ được phép vào phòng vợ và tư thông sau khi cây xương rồng này khô đi !!!! đây chỉ là đầu thế kỷ XX mà thôi thì còn ở thế kỷ thứ XIV e rằng thời gian ở cử này còn lâu hơn nữa. Điều đó cho thấy về phương diên thuần túy Y Học khó thể có chuyện tư thông được.

Việc đưa Huyền Trân về Đại Việt có được thông báo cho nàng biết và có sự bằng lòng của nàng hay không ?

VIỆC ĐƯA HUYỀN TRÂN RA BỜ BIỂN CHIÊU HỔN Ở VEN TRỜI, ĐÓN LINH HỔN CÙNG VE À, RỔI SẼ VÀO GIÀN THIÊU" LÀ KẾT QỦA CỦA VIỆC THƯƠNG LƯỢNG GIỮA SỨ GIẢ TRẦÂN KHẮC CHUNG VỚI TRIỀU ĐÌNH MỚI CỦA CHAMPA HAY LÀ MỘT VỤ ĐÀO THÓAT.

Đại Việt là một quốc gia hùng mạnh và cường thịnh nhất vùng Đông Nam Á. Việc giao hảo Đại Việt Chiêm Thành ở vào một giai đoạn tốt đẹp nhất, hai nước đang cùng chung một chiến tuyến để chống quân xâm lược Mông Cổ. Người Chiêm Thành hiểu rõ hơn ai hết nếu công chúa Huyền Trân lên giàn hoả thiêu để chết theo Chế Man sẽ là một tai hoạ cho họ.

Nhiệm vụ của Trần Khắc Chung và Đặng Vân là phải thương thuyết làm sao cho mối bang giao giữa hai nước vẫn tốt đẹp màø phải đem công chúa về nước thật an toàn nhưng không làm thương tổn đến truyền thống đạo lý tôn giáo của Champa.

Giải pháp nào là giải pháp phù hợp nhất ắt có và đủ cho hai điều kiện đó mà không gây tổn thương cho hai nước.?

Vậy , đưa công chúa ra biển cầu hồn cho Chế Mân và làm lễ trà tỳ cho công chúa Huyền Trân là giải pháp tốt đẹp nhất vừa thực hiện đúng theo truyền thống Champa, vừa tiện lợi cho Trần Khắc Chung đưa công chúa về bằng đường biển.

Giải pháp này cũng sẽ hợp lý nhất để cho thế tử Chế Đa Da ở lại Chiêm quốc vì Thế tử là con vua Chế Mân và là một Hòang tử của Champa.

Chiêm Thành là một quốc gia có một dãi bờ biển khá dài, thạo về thủy chiến và có một đội chiến thuyền rất hùng hậu, điều đó có thể thấy được khi Chế Bồng Nga tấn công Đại Việt bằng thuyền chiến. Thuyền chiến của họ vào tận Thăng Long. Nếu Khắc Chung dùng thuyền nhẹ để cướp thì liệu có dễ dàng vượt qua được hàng rào hải thuyền của Chiêm Thành không ?

Việc đào thoát bằng đường biển liệu có an toàn cho sức khỏe công chúa hay không?

Thuyền của Khắc Chung nếu có thì đang ở trong vịnh Quy Nhơn (còn gọi làThi bị thì nại hay Thị Nại) trước mặt kinh đô Vijaga như vậy là Khắc Chung đã vào sâu trong hải phận của Champa ít nhất là 600 cây số lúc đó (1285) biên giới của Chiêm Thành là tại Quảng Bình ngày nay.

Nếu có việc đánh tháo thì chắc chắn là có thể có sự rượt đuổi. Và liệu Khắc Chung có vượt qua một cách an toàn khi đi ngang qua cửa Quy Nhơn và các quân cảng của Chiêm Thành ở vùng Đại Lãnh, Hải Vân, Cửa Việt hiện nay trước khi về Thăng Long ?

Và nếu đi dùng dằng cả mấy tháng thì có bị săn đuổi hay lấy lương thực, thực phẩm và tiếp tế ở đâu ?

Di chuyển bằng thuyền, đi trên biển đâu có phải nhẹ nhàng an toàn như trên sông hay trên mặt hồ !

Câu" Khắc Chung dùng thuyền nhẹ cướp lấy công chúa đem về, rồi tư thông với công chúa, đi đường biển loanh quoanh chậm chạp lâu ngày mới về tới kinh đô "Câu này có vẻ như là câu trong tiểu thuyết trữ tình hơn là xảy ra trên thực tế. Nếu đem phân tích trong một điều kiện thực tế thì qủa là thật gay cấn, riêng một chuyện tiếp tế lương thực, thực phẩm nước uống hay chống chọi lại một vài cơn bão, gió đổi mùa kiểu cấp 4, 5 là đủ xanh mặt rồi.

Thuyền chở công chúa với kỹ thuật đóng tàu thời bấy giờ có thể chịu nỗi để khỏi bị chìm ?

Công chúa có bị say sóng không? Công chúa có thể dung dăng dung dẻ và tính chuyện tư thông ?

Với một số dữ kiện mà chúng tôi đưa ra thì có thể hình dung rằng khó có thể có chuyện tư thông giữa công chúa Huyền Trân và Nhập Nội Hành Khiển Thượng Thư Tả Bộc Xạ Trần Khắc Chung được.

Nhưng tại sao ĐVSKTT lại chép chuyện này và sử thần Ngô sĩ Liên lại lên án Trần Khắc Chung môt cách quá nặng nề ?

Trong ĐVSKTT trang 92 Ngô sĩ Liên viết : " Thói gian tà của Trần Khắc Chung thật là quá quắt lắm! Không những hắn giỡ trò chó lợn ở đây mà sau này còn hùa vào với Văn Hiến vu hãm quốc phụ thượng tể vào tội phản nghịch, làm chết oan đến hơn trăm người. Thế mà hắn được trọn đời phú quý. Khổng Tử nói: "Kẻ gian tà được sống sót là may mà được thóat tội chăng?"

Song sau khi hắn chết, gia nô của Thiệu Vũ Vương đào xác hắn lên mà vằm nhỏ ra thì lời thánh nhân càng đáng tin."

Hoặc ở trang 114 Ôâng lại lên án một lần nữa : " Còn như Khắc Chung cũng là nhân vật của một thời, vua trao cho hắn chức vị sư bảo, và đem việc nước hỏi hắn, đáng lẽ phải hết lòng trung khuyên can, để cho vua mình trở thành Nghiêu Thuấn mới phải. Thế mà lại hùa vào với kẻ quyền quý làm hại người ngay thẳng, đi theo bọn gian tà, đẩy người lành đến nỗi oan khiên, hãm đức vua vào việc tội lỗi. Việc ấy mà nhẫn tâm làm được, thì còn việc gì mà không nhẫn tâm làm nữa. Sau lại xui vua cầu công đi đánh Chiêm Thành, thì cái thói nịnh hót lại hiện ra nữa. Cho nên bậc làm vua khi chọn người hiền phải xét kỹ họ, là bởi sợ rằng có đứa tiểu nhân như bọn Trần Khắc Chung có thể lọt vào trong đó vậy.

Chúng tôi xin hẹn kỳ sau sẽ tham luận tiếp . Một số câu hỏi chúng tôi muốn các bạn lưu ý là các đọan viết về sự kiện Huyền Trân ở trong:

1. Bản Đại Việt Sử Ký thời Nhà Trần vào khỏang năm 1310 có điều gì khác với Đại Việt Sử Ký Tòan Thư được khắc in năm Chính Hòa thứ 18 không?

2. Bản Đại Việt Sử Ký Tòan Thư ( bản Chính Hòa năm 1697 )mà chúng ta đang có thể khác điều gì với những lời của sử thần Ngô Sĩ Liên bàn trước đó hơn 200 năm là vào những năm 1479 khi vua Lê Thánh Tông bổ nhiệm ông tu soạn Đại Việt Sử Ký Tòan Thư.

3. Ai là kẻ thù của Trần Khắc Chung ?

4. Ai là kẻ thù của Triều Đại nhà Trần ?

5. Các Ngự sử trong triều đình Tràân Anh Tông, Trần Minh Tông , Trần Hiến Tông liệu không có ai đàn hạch về chuyện tư thông này chăng ?

6. Các nhân vật tên tuổi như Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật, Phạm Ngũ Lão, Trương Hán Siêu , Mạc Đỉnh Chi liệu không có ai lên tiếng về vấn đề này hay chăng ?

7. Tại sao Thượng hòang Nhân Tông và vua Anh Tông im lặng trước chuyến đi đường biển loanh quoanh chậm chạp lâu ngày mới về tới kinh đô? Có lẽ vua đã hiểu nỗi thống khổ, đau đớn, thời gian hậu sản kéo dài của cô con gái bất hạnh mong manh yếu ớt còn quá trẻ của mình?

HỔ ĐẮC DUY

Tài liệu tham khảo :

Đại Việt Sử Ký Tòan Thư ( bản Chính Hòa năm 1697)

Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục

Đại Việt Sử Ký Tiền Biên của Ngô thì Sĩ

Sách Biên Niên Lịch Sử Cổ Trung Đại Việt Nam

Cuộc Kháng Chiến chống xâm lược Nguyên Mông thế kỷ XIII của Hà Văn Tấn- Phạm thị Tâm

No comments: